BAF là phí gì? Chi tiết phụ phí BAF trong hoạt động xuất nhập khẩu

5/5 - (1 vote)

Khi nhắc tới loại phụ phí phổ biến trong các hoạt động giao thương hiện nay không thể không nhắc tới phụ phí BAF. Đây là loại phụ phí thường được dùng để tính giá cước với các đối tác ở thị trường Châu Âu. Vậy phí BAF là phí gì? Vì sao lại sử dụng phụ phí này mà không sử dụng phụ phí khác? Hãy cùng Vncomex tìm hiểu về BAF là phí gì thông qua bài viết dưới đây nhé!

Phụ phí BAF là phí gì?

Phụ phí BAF được viết tắt từ Bulker Adjustment Factor. Phụ phí BAF là loại phụ phí dành riêng cho xăng dầu hoặc các nguyên liệu do các hàng tàu đã quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Do giá nhiên liệu tăng giảm nên các hãng tàu sẽ tiến hành thu phí BAF từ chính chủ của lô hàng đó để bù vào những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển.

BAF là phí gì
BAF là phí gì

Hiện nay nhiều chủ hàng và chủ đơn vị vận chuyển đang bị nhầm lẫn giữa 2 phụ phí BAF và phụ phí EBS. Vậy phụ phí BAF là phí gì? Còn phí EBS là phí gì mà thường xuyên gây ra sự nhầm lẫn như vậy?

Phí BAF là phụ phí xăng dầu nguyên liệu dùng để áp dụng đối với những chuyến hàng được vận chuyển sang khu vực châu Âu. Còn đối với phụ phí EBS là phụ phí xăng dầu, nguyên liệu thường để áp dụng đối với những chuyến hàng được vận chuyển sang khu vực châu Á. Mặc dù vậy điểm chung của 2 loại phí này chính là được quy định bởi chính đơn vị chủ tàu và hàng tàu.

Do đó doanh nghiệp khi có ý định xuất khẩu hàng hóa nên kiểm tra báo giá phụ phí của các hãng tàu trong đó đã bao gồm phụ phí BAF để từ đó sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhằm đảm bảo lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí này.

>>> Xem thêm : Booking note là gì? Quy trình Booking note trong xuất nhập khẩu ?

Nguồn gốc của phụ phí BAF xuất hiện ra sao?

Phụ phí BAF là phí gì? Được hình thành từ đâu hãy cùng tìm hiểu nhé!

Trong những năm 1970 khi đó giá xăng dầu, nhiên liệu trên toàn thế giới đột nhiên tăng một cách chóng mặt. Đây chính là lý do khiến cho các đơn vị vận chuyển và nhiều hãng tàu gặp phải không ít khó khăn và cản trở khi giá nhiên liệu tăng nhanh, trước tiên sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận mà các đơn vị này nhận được.

Trong khi đó bên chủ hàng luôn yêu cầu và thúc giục bên vận chuyển phải duy trì cũng như theo dõi tiến độ đơn hàng để đảm bảo hàng hóa phải đến đúng thời gian vận chuyển như đã ký kết. Chính vì điều đó nên chi phí dành cho mảng nguyên liệu là rất lớn. Cũng trong thời gian đó giá nhiên liệu không ngừng gia tăng khiến cho hầu hết các hãng tàu, đơn vị vận chuyển không kịp thời gian điều chỉnh giá cước dẫn tới việc thiệt hại về lợi nhuận.

BAF là phí gì? Nguồn gốc ra đời của phụ phí BAF?
BAF là phí gì? Nguồn gốc ra đời của phụ phí BAF?

Khi đó phụ phí BAF được hình thành nhằm khắc phục triệt để tình trạng giá nhiên liệu tăng đột biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình vận chuyển hàng hóa. Sau này phụ phí BAF đã trở thành phụ phí vô cùng quan trọng trong hoạt động giao thương mua bán hàng hóa.

Tuy nhiên phụ phí BAF không cố định mà sẽ tùy vào từng hãng tàu, đơn vị vận chuyển sẽ có mức phụ phí BAF khác nhau. Hiện nay phụ phí BAF sẽ được tính theo phần trăm cước biển hoặc được tính theo trọng lượng của hàng hóa, cũng có những hãng tàu sẽ tính phụ phí BAF dựa vào cont hàng hóa. Nhưng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa cũng đừng quá lo lắng bởi nếu như giá nhiên liệu như xăng dầu có dấu hiệu giảm sẽ được chính hãng tàu giảm giá phụ phí sao cho phù hợp với 2 bên.

Ai quy định phụ phí BAF? Người mua hay người bán thanh toán phụ phí BAF

Sau khi tìm hiểu khái niệm phụ phí BAF là phí gì thì chắc hẳn nhiều người đang thắc mắc vậy ai là người đưa ra quy định về phụ phí BAF? Và ai sẽ là người trực tiếp chi trả phụ phí BAF này?

BAF là phí gì
Chi phí xăng dầu tăng cao khiến cho nhiều hãng tàu không kịp điều chỉnh giá cước dẫn tới việc thiệt hại về lợi nhuận

Phụ phí BAF là do hãng tàu hoặc hiệp hội các hãng tàu cùng nhau bàn bạc để đưa ra những quy định về mức phụ phí phù hợp mà đơn vị chủ hàng sẽ phải chi trả cho hãng tàu trong quá trình vận chuyển hàng hóa sang khu vực Châu Âu.

Tuy nhiên chủ hàng cần lưu ý khi làm việc với hàng tàu nếu như trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa được thỏa thuận theo quy tắc FOB thì bên giao nhận hàng hóa cần phải trao đổi trước xem ai sẽ là người sẽ phải thanh toán khoản phụ phí này. Thông thường shipper sẽ là người thanh toán phụ phí này.

>>> Tham khảo : Handling Fee là gì? Những loại phụ phí thường gặp trong xuất nhập khẩu ?

Một số phụ phí khác ngoài phụ phí BAF

BAF là phí gì? Ngoài phí BAF thì còn có những phụ phí nào khác? Cùng tìm hiểu ngay tại đây nhé!

Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa chủ hàng hóa để tối ưu lợi nhuận của doanh nghiệp mình cần phải tính toán những khoản chi phí phát sinh để điều chỉnh giá bán sao cho hợp lý. Ngoài phụ phí BAF mà doanh nghiệp sẽ phải chi trả ra còn rất nhiều khoản phụ phí khác mà chủ hàng cần phải trả như là:

+ Phí GRI: đây là phí vận chuyển dành cho hàng hóa vào những mùa cao điểm trong năm. Đối với thị trường Châu Âu thì đó là dịp giáng sinh.

+ Phí CAF: Đây là chi phí biến động tỷ giá ngoại tệ. Chủ hãng tàu sẽ thu phí này với chủ hàng nhằm bù đắp những thiệt hại do giá ngoại tệ có xu hướng biến động.

+ Phí PSS: Đây cũng là phụ phí mùa cao điểm dành cho những đơn hàng có lịch trình vào khoảng tháng 8, tháng 10 hoặc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

Bài viết trên đây Vncomex đã giúp bạn hiểu được phí BAF là phí gì cũng như toàn bộ chi tiết về phụ phí này trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa còn có rất nhiều phụ phí khác nhau. Do đó nhằm đảm bảo lợi nhuận cũng như giảm thiểu tổn thất trong hoạt động mua bán của doanh nghiệp bạn cần nắm rõ các phụ phí nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục