DAP là gì? Những điểm lưu ý trong nghĩa vụ mua và bán 2024

5/5 - (1 vote)

     Có thể thấy điều kiện giao hàng DAP là gì trong hợp đồng thương mại thường xuyên có mặt trong hoạt động mua bán thương mại hiện nay. Điều kiện này chủ yếu sẽ đề ra nghĩa vụ, nhằm đảm bảo lợi ích cho cả bên mua và bên bán. Vậy DAP là gì? Thời điểm chuyển giao rủi ro khi thực hiện điều kiện này là khi nào? vi.vncomex.com sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về điều kiện DAP.

DAP là gì? Ý nghĩa của điều kiện DAP

 

   DAP là gì là một điều khoản trong Incoterms (Các điều kiện thương mại quốc tế). Điều kiện DAP quy định về địa điểm giao hàng, địa điểm chuyển giao rủi ro, chi phí tương ứng liên quan tới chuyển giao từ người mua sang người bán. 

   Hiện tại, Incoterms có 11 điều khoản. Và trong số các điều khoản này, DAP là điều khoản được các bên mua bán thương mại quốc tế sử dụng nhiều nhất hiện nay. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức mới vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.

   Các bên mua và bán sẽ quy định rõ về địa điểm cụ thể tại nơi đến thỏa thuận. Điều này là để làm rõ vì người bán sẽ phải chịu mọi rủi ro tới địa điểm đó. Người bán nên ký hợp đồng vận tải ghi đúng địa điểm hàng đến.

   Trừ khi giữa hai bên đã thỏa thuận khác theo hợp đồng trước đó, nếu không người bán sẽ phải trả các chi phí dỡ hàng tại nơi đến. Cùng với đó sẽ không có quyền đòi lại các chi phí này từ người mua. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm khái niệm Trucking là gì ? và các thuật ngữ chuyên ngành xuất nhập khẩu.

DAP là gì
DAP là một điều khoản trong Incoterms (Các điều kiện thương mại quốc tế)

    >>>Xem thêm : Ft là gì ? Kích thước, tải trọng của container ?

Nghĩa vụ của người mua và người bán khi thực hiện điều kiện DAP

 

Trong các mua bán thương mại quốc tế, điều kiện DAP sẽ chỉ ra nghĩa vụ chi tiết mà người mua và người bán phải thực hiện như:

Nghĩa vụ của người mua khi thực hiện DAP

 

Theo điều kiện DAP, người mua sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ sau:

  • Thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận ở trong hợp đồng mua bán
  • Nhận hàng tại nơi đến chỉ định
  • Chịu các chi phí và rủi ro nếu có tổn thất phát sinh kể từ khi nhận hàng tại địa điểm chỉ định.
  • Chịu trách nhiệm các thủ tục và vấn đề phát sinh trong quá trình thông quan hàng nhập khẩu.
DAP là gì
Nghĩa vụ của người mua trong DAP

Nghĩa vụ của người bán khi thực hiện DAP

 

Phía người bán cũng sẽ phải thực hiện theo một số nghĩa vụ nếu áp dụng điều kiện DAP trong hợp đồng

  • Giao hàng đúng chất lượng, đủ số lượng theo thỏa thuận có trong hợp đồng.
  • Giao hàng đến đúng địa chỉ chỉ định
  • Chịu mọi chi phí rủi ro nảy sinh trước khi giao hàng đến đúng địa chỉ chỉ định. 
  • Cung cấp hóa đơn, chứng từ hàng hóa theo thỏa thuận có trong hợp đồng.

>>> Tham khảo : ATD là gì ? Những thuật ngữ thường dùng trong xuất nhập khẩu ?

  • Chi trả toàn bộ chi phí bốc, dỡ hàng tại cảng. 
  • Chịu trách nhiệm với giấy tờ cũng như các vấn đề liên quan tới thông quan hàng xuất khẩu.
  • Người bán phải thông báo, cung cấp đầy đủ thông tin và chứng từ liên quan đến việc vận chuyển lô hàng.
  • Hỗ trợ khâu nhập khẩu hàng hóa và các thông tin nhận hàng cho người mua.
DAP là gì
Có thể thấy với điều kiện DAP, bên bán sẽ chịu hầu hết các rủi ro liên quan

Có thể thấy với điều kiện DAP là gì, bên bán gần như chịu hầu hết các rủi ro liên quan để hàng hóa có thể đến đúng địa chỉ đến đã chỉ định. Dựa theo phương thức phương tiện vận chuyển, người mua sẽ có quyền yêu cầu người bán vận chuyển và đưa hàng tới nơi địa chỉ đến chỉ định và có các bước chuẩn bị sẵn sàng bốc dỡ tại đó chi phí về xem xét các tiêu chuẩn của hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu. 

Một số lưu ý khi áp dụng điều kiện DAP nên biết

 

Sau khi đã hiểu DAP là gì thì các doanh nghiệp nên biết một số lưu ý để có thể áp dụng DAP thuận tiện, nhanh chóng hơn như sau:

  • Người bán không nhất thiết phải làm các thủ tục về nhập khẩu hoặc trả thuế nhập khẩu
  • Nếu các bên liên quan yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hay phải trả phí phát sinh khác, thuế nhập khẩu… thì các bên nên chuyển sang áp dụng điều kiện DDP.
  • DAP trong Incoterms 2020 có thể được sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển hàng hóa như: đường sắt, đường biển, đường bộ và đường hàng không.
  • Người bán không phải dỡ hàng (trừ khi được chỉ định). Trong trường hợp hợp đồng vận chuyển mà nghĩa vụ người bán có bao gồm dỡ hàng hóa tại địa chỉ giao hàng thì người bán có thể sẽ không được người mua trả lại phí dỡ hàng. Vậy nên, cần phải làm rõ điều khoản này trong hợp đồng nhằm tránh các tranh chấp không đáng có về sau. 
  • Nếu người mua không làm các thủ tục thông quan nhập khẩu, hàng hóa sẽ được giữ tại cảng hoặc nhà ga nội địa ở quốc gia nhập khẩu.  Trường hợp này, người mua sẽ chịu rủi ro và các chi phí phát sinh trong thời gian hàng hóa được giữ tại cảng ở nước nhập khẩu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Cnee là gì ? phân biệt 2 khái niệm Cnee và shipper.

vi.vncomex.com vừa chia sẻ một số kiến thức về điều kiện DAP là gì trong Incoterms 2020. Từ đó, hy vọng các bạn và quý doanh nghiệp sẽ hiểu rõ DAP là gì? Những điểm cần lưu ý về nghĩa vụ của người mua và người bán trong mua bán thương mại quốc tế và có thể áp dụng một cách đúng đắn, hiệu quả nhất. Hướng dẫn sử dụng và khái quát người tiêu dùng logistics hoặc có thể điều hướng chuyển phát nhanh ngoài ra còn tìm giao dịch với các công ty khác .

Nếu bạn quan tâm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến điều kiện DAP là gì hay các điều kiện gì có trong hợp đồng mua bán quốc tế thì có thể liên hệ bài viết vi.vncomex.com để được tư vấn, hỗ trợ giải đáp tận tình nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục