Trong vận tải đường biển có 1 loại phụ phí viết tắt là EBS. Phụ phí này được gọi là phụ phí xăng dầu. Vậy phụ phí này sẽ thu phí như nào? Phụ phí EBS là gì? Nguồn gốc ra đời của phụ phí này ra sao? Vì sao lại có phụ phí EBS? Hãy cùng Vncomex tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé?
Phụ phí EBS là gì?
Phụ phí EBS được viết tắt từ cụm từ Emergency Bunker Surcharge, dịch sang tiếng Việt có nghĩa là phụ phí xăng dầu hoặc nhiên liệu thường dùng cho vận chuyển hàng hóa đi khu vực Châu Á.

Nguồn gốc ra đời phí EBS là gì?
Sau cú sốc giá dầu lửa vào năm 1970 khiến cho giá dầu và nhiên liệu tăng vọt trong khi giá cước vận chuyển vẫn áp dụng như giá cũ nên khiến cho doanh nghiệp vận tải phải chịu ảnh hưởng khá lớn từ vấn đề này.
Lý do cần sử dụng phí EBS
Mặc dù giá nguyên liệu tăng cao nhưng nhu cầu cung cấp hàng hóa vận tải cũng cao không kém do đó chủ hàng yêu cầu hãng tàu phải đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa kịp thời gian. Giá nguyên liệu xăng dầu khí đốt trên thị trường thế giới luôn có sự biến đổi liên tục .
Khi giá nhiên liệu tăng đột ngột hãng tàu không kịp trở tay điều chỉnh giá cước nên gây ra rất nhiều bất lợi. Chính vì vậy phí EBS ra đời sẽ giúp doanh nghiệp vận tải điều chỉnh được phụ phí đồng thời giúp hãng tàu bù đắp những chi phí do chênh lệch tiền nguyên liệu.

Phụ phí EBS là gì? Phí của mỗi hãng tàu sẽ được tính phí khác nhau. Chi phí này sẽ được tính theo phần trăm của đơn hàng dựa vào tấn hàng, mét khối hàng hoặc có thể dựa vào số lượng container. Tùy thuộc vào tình hình hàng hóa cụ thể, giá nhiên liệu từng thời điểm mà hãng tàu sẽ tăng hoặc giảm giá phí EBS.
Phụ phí EBS sẽ do ai trả
Sau khi tìm hiểu khái niệm phụ phí EBS là gì? Hãy cùng tìm hiểu bên nào sẽ là người chi trả phụ phí EBS cho hãng tàu nhé. Bởi đây là vấn đề đang tranh luận trong thời gian gần đây rất nhiều khi shipper hay consignee sẽ là người phải chi trả phụ phí EBS cho hãng tàu nếu có vấn đề về chênh lệch giá nguyên liệu xăng dầu.
Để cho bạn đọc dễ dàng hình dung hơn trong vấn đề phụ phí EBS sẽ do ai chi trả hãy cùng tham khảo ví dụ thực tế dưới đây nhé!
Doanh nghiệp A tại Việt Nam đã nhập khẩu lô hàng bánh kẹo nhập khẩu với giá FOB từ một nhà cung cấp tên B tại Thái Lan. Trong quá trình vận chuyển đơn hàng bánh kẹo nhập khẩu này về Việt Nam đã phát sinh thêm chi phí EBS.
Lưu ý: Giá FOB là giá bán tại cửa khẩu quốc gia đó đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển hàng hóa ra cảng, cùng một số chi phí như thuế xuất khẩu và các chi phí làm thủ tục xuất khẩu.
Vấn đề xảy ra ở đây khi phát sinh chi phí EBS thì doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan đã xảy ra tranh chấp. Cả 2 đều cho rằng mình không phải trả khoản phí EBS cho bên kia.

Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng vì phí EBS phát sinh ở khu vực Thái Lan nên nhà cung cấp Thái Lan sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả khoản phí EBS này
Tuy nhiên doanh nghiệp Thái Lan lại cho rằng vì họ đã bán lô hàng bánh kẹo đó cho doanh nghiệp Việt Nam với giá FOB. Nên doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải chi trả cước vận chuyển hàng hóa và phí EBS là phí nhiên liệu phát sinh do giá xăng dầu tăng cao nên họ sẽ không có trách nhiệm phải chi trả khoản phí này.
Vì cả 2 bên mua hàng và bên bán hàng đều đưa ra những lập luận cũng như chính kiến của mình nên bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm chi trả khoản phí EBS phát sinh này. Bởi vậy trong trường hợp này cần làm rõ hàng hóa ở đây được nhập khẩu từ quốc gia nào cũng như nhập khẩu theo điều kiện nào.
Theo ví dụ thực tế ở trên thì Việt Nam là quốc gia nhập khẩu lô hàng bánh kẹo tại thị trường Thái Lan theo giá FOB và người mua là Việt Nam sẽ phải trả phí EBS cho hãng tàu.
Kết luận
Từ ví dụ trên cho thấy khi doanh nghiệp làm hợp đồng mua bán cần phải tham khảo các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa.
Ngoài ra cần phải ghi rõ các thỏa thuận cũng như các quy định trong hợp đồng mua bán rằng bên nào sẽ phải chi trả các khoản chi phí phát sinh để tránh xảy ra các tranh cãi không đáng có. Nếu như trong bản hợp đồng không ghi rõ ai sẽ là người trả phí EBS thì hãng tàu sẽ ra quyết định phí EBS do ai chi trả.
Việc nắm rõ khái niệm thuật ngữ cũng như các khoản chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp doanh nghiệp tính toán được giá thành sản phẩm hợp lý. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh được giá bán phù hợp cũng như tránh được một số trường hợp bị thâm hụt vào lợi nhuận của doanh nghiệp.
Hy vọng với những thông tin mà Vncomex vừa chia sẻ sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về khái niệm phí EBS là gì? Cũng như nguồn gốc xuất xứ của phí này. Trong quá trình xuất khẩu hàng hóa nếu như gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn phí nhé!