Fob là gì? Trách nhiệm của các bên trong xuất nhập khẩu hàng hoá

5/5 - (1 vote)

   Mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước trên thế giới hiện nay đang diễn ra rất phổ biến. Vì vậy, các quốc gia sẽ thống nhất những bộ luật hay chính sách, áp dụng cho việc mua bán này. Trong số đó, có những điều khoản mà các đơn vị xuất nhập khẩu phải hiểu rõ, điển hình như Fob. Vậy Fob là gì ? Nội dung điều khoản và cách thức sử dụng fob ra sao? Cùng tìm hiểu với vi.vncomex.com thông qua bài viết dưới đây. 

Fob là gì? Vị trí chuyển rủi ro là gì?

 

Fob là gì là viết tắt tiếng Anh của Free On Board (hoặc Freight on Board) – một thuật ngữ của ngành xuất nhập khẩu. Fob chỉ điều kiện giao hàng được thống nhất giữa người mua và người bán. Khi hàng lên boong tàu thì miễn trách nhiệm của người bán. Cụ thể:

  • Người bán (seller): Chịu trách nhiệm (vận chuyển, làm thủ tục, thuế hay những phí phát sinh khác) khi hàng chưa lên tàu
  • Người mua (buyer): Chịu trách nhiệm, rủi ro sau khi hàng lên tàu
Fob là gì
Fob là viết tắt tiếng Anh của Free On Board (hoặc Freight on Board) – một thuật ngữ của ngành xuất nhập khẩu

FOB điểm giao hàng (FOB Shipping Point)

 

Lan can tàu tại cảng xếp hàng là vị trí  chuyển rủi ro của điều kiện FOB là gì và điểm giao hàng. Ví dụ: “FOB New York” hay “FOB HCM”. 

Trong hợp đồng làm việc giữa bên mua và bên bán cần ghi rõ các nội dung:

  • Cảng xếp hàng
  • Địa điểm chuyển giao quyền và nghĩa vụ theo đúng thuật ngữ quốc tế 

=> Cấu trúc như sau: FOB là gì + Vị trí xếp hàng (vị trí chuyển rủi ro).

Ví dụ minh họa:

FOB (shipping point) Đình Vũ có nghĩa là:

  • Cảnh xếp hàng là Đình Vũ
  • Đây là vị trí chuyển rủi ro người bán Việt Nam cho khách hàng nước ngoài tại cảng Đình Vũ của Việt Nam

FOB điểm đến (FOB Destination)

 

Fob là gì và điểm đến: Quyền sở hữu và trách nhiệm đối với hàng hóa được chuyển cho người mua (buyer) ngay khi hàng được giao đến địa điểm chỉ định trên nước người mua.

Ví dụ minh họa:

Fob (Destination) Shanghai:

  • Cảng đến là cảng Shanghai
  • Người bán chịu trách nhiệm cho tới khi hàng cập cảng Shanghai và đến tay người mua. 

Điều kiện này thực tế ít thấy áp dụng so sánh với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, các dịch vụ mua hộ (đơn vị trung gian) lại thường áp dụng Fob Destination. 

Ưu điểm, nhược điểm của FOB là gì?

 

Sau khi hiểu Fob là gì, vi.vncomex.com sẽ phân tích một số ưu, nhược điểm của Fob.

Ưu điểm FOB

 

  • Với người bán: Không cần tìm đơn vị vận chuyển
  • Không tốn các chi phí bảo hiểm cho hàng hóa
  • Không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp
  • Fob gần như lo hầu hết các thủ tục

Nhược điểm FOB

 

  • Bị động về thời gian giao nhận hàng
  • Khó khăn khi đóng hàng vào container
  • Ảnh hưởng nhiều bởi biến động của thị trường (do bên bán không làm việc trực tiếp với nhiều nhà cung cấp)

Fob là gì

Cách tính giá FOB là gì?

 

Giá FOB (FOB price) được hiểu là giá tại cửa khẩu tại nước sở tại của bên bán. Giá này bao gồm:

  • Các chi phí vận chuyển ra cảng
  • Chi phí làm thủ tục xuất khẩu
  • Thuế 
  • Chi phí phát sinh khác trước khi hàng lên tàu. 

Các mức giá FOB không bao gồm các chi phí vận chuyển đường biển; phí bảo hiểm đường biển. 

Công thức tính giá FOB xuất khẩu như sau:

Giá FOB = Giá hàng thành phẩm + chi phí nâng hạ container + chi phí kéo container nội địa + chi phí mở tờ khai hải quan + chi phí xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu khách hàng yêu cầu) + chi phí kẹp trì + chi phí hun trùng kiểm dịch. 

Cách phân chia chi phí giữa người bán và người mua theo điều kiện FOB

 

Theo khái niệm Fob là gì thì có thể thấy hợp đồng giá FOB sẽ nêu rõ nghĩa vụ của bên bán và bên mua. Từ các điểm đã nêu trong hợp đồng, hai bên có thể dự trù chi phí khi mua/ bán theo điều kiện FOB và thỏa thuận về giá bán hàng hóa sao cho phù hợp nhất. 

Fob là gì
FOB là điều kiện khá phổ biến trong việc mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong Hợp đồng thương mại cần chỉ rõ ràng và đầy đủ: Fob + tên cảng xếp hàng

Các chi phí, nghĩa vụ phân chia cho hai bên, cụ thể:

  • Người bán
  • Giao hàng lên tàu tại cảng quy định 
  • Chi phí, rủi ro, tổn thất trước khi hàng được xếp lên tàu.
  • Thông quan xuất khẩu, trả thuế và cung cấp giấy phép xuất khẩu.
  • Chuyển cho người mua các hóa đơn thương mại và tất cả các chứng từ liên quan.
  • Thông báo cho người mua khi hàng đã lên tàu
  • Người mua
  • Thanh toán tiền hàng
  • Chịu mọi chi phí, tổn thất cũng như các rủi ro khi hàng đã xếp lên tàu
  • Người mua trả chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  • Chịu các chi phí bảo hiểm hàng hóa
  • Trả thuế và thông quan nhập khẩu

FOB là gì là điều kiện khá phổ biến trong việc mua bán hàng hóa, xuất nhập khẩu, thậm chí trở thành thói quen, tập quán thương mại ở một số quốc gia.

  FOB nên dùng trong vận chuyển đường thủy (đường biển và đường thủy nội bộ). Nếu doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển hàng hóa theo đường biển bằng container thì nên dùng điều kiện FCA.

vi.vncomex.com đã chia sẻ tất tần tật hy vọng bạn đọc sẽ có thêm tin tức kiến thức về hoạt động của Fob là gì và từ đấy kết luận các thông tin liên quan, để từ đó tiêu chuẩn có thể làm rõ, thúc đẩy hướng dẫn quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục