Inbound Logistics là gì?Khác biệt giữa Inbound và Outbound

5/5 - (1 vote)

Trong lĩnh vực logistic thuật ngữ Inbound Logistics không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Bởi đây là thuật ngữ gắn liền với chuỗi cung ứng hàng hóa cũng như các hoạt động ra vào của sản xuất. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về Inbound Logistics là gì cũng như khái niệm Outbound Logistics là gì? Điểm khác biệt giữa 2 thuật ngữ này là gì? Hãy cùng Vncomex tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Inbound Logistics là gì?

Inbound Logistics là các hoạt động đầu vào nhằm quản lý nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm. Inbound Logistics bao gồm việc mua nguyên liệu, vận chuyển, quản lý tồn kho… để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ phận sản xuất hoàn thiện hàng hóa nhanh nhất.

Inbound Logistics là gì
Inbound Logistics là gì?

Sản phẩm trước khi được đưa ra ngoài tiêu thụ cần phải trải qua quá trình Inbound Logistics để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra một cách thuận lợi và trơn tru.

Quy trình Inbound Logistics là gì?

Sau khi nhận được đơn đặt hàng của bộ phận sản xuất thì sẽ phải chuẩn bị nguyên liệu cần thiết để sản xuất, sau đó nguyên liệu sẽ được vận chuyển vào kho. Để có thể chuẩn bị chính xác nguyên vật liệu cho sản xuất cần phải dựa vào khối lượng hàng hóa và kế hoạch sản xuất.

Ví dụ: Công ty may để sản xuất ra một mặt hàng là chiếc áo phông thì Inbound Logistics sẽ cần chuẩn bị những nguồn nguyên liệu đầu vào như: vải body, vải trim, vải lót, chỉ màu phù hợp với áo, tem mác… Quá trình vận chuyển nguyên liệu, lưu trữ kho để đảm bảo cho việc sản xuất áo phông sao cho kịp tiến độ xuất hàng của nhà máy

 

Inbound Logistics là gì
Lưu trữ nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa

Thực tế các hoạt động của Inbound logistics luôn gắn liền với “just in time” bởi doanh nghiệp luôn yêu cầu việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm phải đủ số lượng cũng như chất lượng và thời điểm sản xuất. Doanh nghiệp có thể bị tạm dừng hoạt động nếu như không đạt những tiêu chí như: số lượng, chất lượng, thời điểm.

Nếu như doanh nghiệp mà tạm dừng hoạt động khi đó các chi phí sẽ bị tăng bởi chi phí nhân công không làm gì cả, không tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp trong khi họ vẫn phải chi trả một số chi phí khác. Ví dụ như: chi phí vận hành kho bãi, chi phí quản lý nhân lực, chi phí vận hành doanh nghiệp, chi phí bảo trì……

Tầm quan trọng của Inbound logistics là gì?

Vậy ưu điểm của Inbound logistics là gì? Tầm quan trọng của Inbound logistics trong chuỗi cung ứng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé! Inbound logistics là giai đoạn vô cùng quan trọng khi đảm nhận bước đầu tiên của việc tạo ra sản phẩm hoàn thiện và phân phối đến tay người tiêu dùng.

Chính vì vậy Inbound logistics có tầm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng của các doanh nghiệp như sau:

• Khi hoạt động Inbound logistics diễn ra thuận lợi thì đồng nghĩa với việc các nguyên liệu đầu vào không gặp vấn đề gì, sản phẩm hoàn thiện tốt, sản xuất kịp tiến độ. Doanh thu tăng và giảm đi khá nhiều chi phí phát sinh nên doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao,
• Khi Inbound logistics hoạt động kém không đạt hiệu quả bên bộ phẩn sản xuất sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều, sản xuất ngưng trệ gây lãng phí nguồn nguyên liệu cũng như gia tăng thêm khá nhiều chi phí phát sinh. Do đó kéo theo doanh thu của doanh nghiệp bị giảm sút.

Inbound Logistics là gì
Inbound Logistics và Outbound Logistics có điểm gì khác nhau

Do đó để đảm bảo việc sản xuất cũng như cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng doanh nghiệp cần lưu ý và chú trọng ở tất cả các khâu đặc biệt là Inbound logistics nhằm đảm bảo lợi nhuận tốt nhất.

Phân biệt Inbound Logistics và Outbound Logistics có điểm gì khác nhau

Hiện nay Inbound Logistics và Outbound Logistics là 2 thuật ngữ được dùng khá nhiều trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Bởi nếu như Inbound Logistics là quy trình đầu vào của sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra thuận lợi.

Còn Outbound Logistics là quá trình đảm bảo đầu ra của sản phẩm hay là quá trình phân phối sản phẩm đến tới tay người tiêu dùng. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa 2 thuật ngữ Outbound Logistics và Inbound Logistics là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng dưới đây nhé!

Tiêu chí

Logistics đầu vào (Inbound)

Logistics đầu ra (Outbound)

Quy trình thực hiện

Là quy trình tìm kiếm chọn lọc thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển hàng hóa đến kho vận, nhà máy sản xuất hoặc địa điểm bán lẻ Là quy trình lên kế hoạch thực hiện việc phân bổ hàng hóa sản phẩn đến tay người tiêu dùng

Mối quan hệ

Nhà cung cấp nguyên vật liệu sản xuất với nhà máy, cơ sở sản xuất Nhà sản xuất sản phẩm đối với khách hàng, người tiêu dùng

Hoạt động chủ yếu

Tìm kiếm, mua bán, lưu trữ, vận chuyển, phân phối nguyên liệu bán thành phẩm đến cơ sở sản xuất

Đóng gói, vận chuyển, phân phối hàng hóa thành phẩm đến tay người dùng

Ngoại thương

Hoạt động nhập khẩu

Hoạt động xuất khẩu

Tối ưu

Just in time

Chi phí

Bài viết trên đây Vncomex đã cung cấp cho quý độc giả khái niệm về Outbound Logistics, Inbound Logistics là gì? Điểm khác biệt giữa 2 chuỗi cung ứng này là gì? Tầm quan trọng của Inbound Logistics trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay là gì? Nếu trong quá trình xuất khẩu hàng hóa gặp bất kỳ khó khăn nào hãy để lại lời nhắn chúng tôi sẵn lòng giải đáp hoàn toàn Miễn phí và nhanh chóng nhất!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục