Phí CIC là gì? Điều kiện phải cộng phụ phí CIC mới nhất 2022

5/5 - (1 vote)

Một trong những loại phí khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu khá đau đầu đó chính là phí CIC. Vậy phí CIC là gì? Tại sao cần phải nộp phí CIC? Cách tính phí CIC khi xuất khẩu hàng hóa là gì? Hãy cùng Vncomex tìm hiểu những thông tin chi tiết về phí CIC trong bài viết dưới đây nhé!

Phí CIC là gì?

Phí CIC là gì? Phí CIC là từ viết tắt của cụm từ Container Imbalance Charge hoặc Equipment Surcharg. Nhằm bù đắp và chi phí vận chuyển container rỗng từ khu vực thừa container rỗng đến khu vực thiếu container rỗng để đóng gói hàng hóa nên hãng tàu đã ban hành phí CIC để tính chi phí cân bằng container. Phí CIC chính là phụ phí vận tải đường biển .

Vì số lượng container rỗng trên cảng biển ở khu vực thừa thãi và khu vực cần container để đóng hàng đang mất cân bằng. Nếu như tình trạng mất cân bằng này diễn ra lâu sẽ ảnh hưởng tới cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các quốc gia.

Nếu bạn thắc mắc phí CIC là gì thì đây chính là chi phí nhằm để cân bằng chi phí vận chuyển hàng hóa.

Phí CIC là gì
Phí CIC là gì?

Ví dụ: Thái Lan là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng từ thị trường Việt Nam nên số lượng container rỗng tại thị trường Thái Lan rất nhiều. Trong khi đó lượng container rỗng dung để đóng hàng tại thị trường Việt Nam lại đang trong tình trạng khan hiếm. Chính vì vậy hãng tàu đã tính chi phí vận chuyển container rỗng trở về cho doanh nghiệp tại Việt Nam sau khi bên Thái Lan đã dùng xong vỏ container rỗng.

Lưu ý: Không phải lúc nào hãng tàu cũng sẽ thu phí CIC đối với doanh nghiệp bởi có những lúc lượng container đã được cân bằng.
Phí CIC thường được các hãng tàu tính phí trung bình khoảng 85$/cont 20, 170$/ cont 40. Cũng như từng thời điểm sẽ tính phí CIC khác nhau.

Phí CIC được thu khi nào?

Ngoài khái niệm phí CIC là gì? Vấn đề mà nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quan tâm nhất hiện nay chính là khi nào hãng tàu sẽ thu phí CIC đối với doanh nghiệp và điều kiện để tính phí CIC ra sao.

Hiện nay phí CIC được tính theo một mức độ nhất định với từng dòng container khác nhau và được áp dụng với từng tuyến hàng được nhập khẩu từ các quốc gia châu Á. Trừ các quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa nhiều nên lượng container rỗng thường trong tình trạng khan hiếm . Chính vì vậy thời gian mà hãng tàu tính phí CIC đối với doanh nghiệp thường vào cuối năm bởi đây là thời điểm các hoạt động mua bán diễn ra rất sôi động.

Thông thường hãng tàu sẽ thu phí CIC từ phía người bán nếu như trước khi hàng rời khỏi cảng đã xuất hiện tình trạng thiếu container. Ngược lại nếu như sau khi hàng đã đến cảng đích thì người mua sẽ bị hãng tàu thu phí CIC.

Bạn phải hiểu được phí CIC là gì? để có thể nắm được chi phí  phát sinh trong việc xuất nhập khẩu.

Người mua hay người bán sẽ chi trả phí CIC?

Phí CIC sẽ được tính cộng dồn vào cước vận tải sẽ được thu từ từ shipper hoặc consignee tùy thuộc vào thỏa thuận hợp đồng giữa 2 bên. Nếu như container bị thiếu sẽ được chuyển từ nơi khác về để thanh toán các chi phí CIC. Thông thường phí CIC sẽ phát sinh từ khi đóng hàng đến khi hàng về cảng hoặc trong quá trình vận tải với hãng tàu.

Phí CIC là gì
Phí CIC là gì? Người mua hay người bán sẽ chi trả phí CIC?

Nếu như phí này phát sinh sau khi hàng về cảng nhập do thả container rỗng thì hãng tàu sẽ thu phí CIC để chuyển container rỗng về khu vực cần container. Khi đó bên phía nhập khẩu sẽ là người thanh toán phí CIC

Điều kiện phải cộng phụ phí CIC

Sau khi tìm hiểu phí CIC là gì? bạn cũng có thể hiểu hơn. Vậy điều kiện để cộng phụ phí CIC là gì? bạn đã biết chưa? Cùng điểm qua nhé!

• Phụ phí CIC sẽ do người mua thanh toán và chưa được tính trong giá trị thực tế đã được thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán
• Tính phí CIC khi liên quan đến hàng hóa nhập khẩu.
• Phải có số liệu khách quan và định lượng phù hợp cùng các chứng từ liên quan
• Cách tính phí CIC

Theo những chia sẻ ở phía trên chắc hẳn bạn đã nắm rõ câu trả lời CIC là gì? Khoản thu phí CIC trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu sẽ được tính vào giá trị hàng hóa.

Nếu như phí CIC đã cộng giá trị hàng hóa vào sẽ được xem xét thời điểm đăng ký hải quan để áo dụng văn bản phù hợp vào từng địa điểm để xác định mức giá bán sao cho phù hợp.

Phí CIC là gì
Khoản thu phí CIC trong quá trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu sẽ được tính vào giá trị hàng hóa.

Để xác định thuế xuất khẩu, nhập khẩu cũng như giá trị hải quan của hàng hóa sẽ phải thực hiện theo các quy định và nghị định của nhà nước. Dựa vào thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC được ban hành chính thức và có hiệu lực từ ngày 5/6/2018.

Trên đây là những thông tin chi tiết về phụ phí CIC là gì? Bên nào sẽ chi trả phụ phí CIC cũng như các điều kiện cộng phí và cách tính phí CIC.

Hy vọng với những thông tin mà Vncomex vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu hàng hóa từ đó sẽ có kế hoạch điều chỉnh giá cước sao cho phù hợp nhằm mang lại lợi nhuận tốt nhất. Nếu như trong quá trong quá trình xuất khẩu hàng hóa gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng nhất nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục