Xuất khẩu áo sơ mi và những điều doanh nghiệp cần biết 2024

5/5 - (1 vote)

Dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam ra thị trường nước ngoài, thu về một khoản ngoại tệ đáng kể, góp phần phát triển kinh tế cho nước nhà. Một trong số những sản phẩm chủ lực của ngành dệt may phải kể tới áo sơ mi. Tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với các thủ tục xuất khẩu áo sơ mi. Vncomex sẽ giới thiệu về các thủ tục xuất khẩu áo sơ mi thông qua bài viết dưới đây. 

Sơ mi là gì? Tính ứng dụng của áo sơ mi

Qua năm tháng, áo sơ mi trở thành văn hóa phổ biến của con người hiện đại. Gần như có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc áo sơ mi ở khắp mọi nơi, từ công sở cho đến đời sống hằng ngày. Một loại trang phục có thể dễ dàng sử dụng, phù hợp với mọi giới tính, lứa tuổi. 

Khác với những loại trang phục thông thường, sơ mi có hàng nút ở vạt áo, tay áo. Người mặc sơ mi có thể cho vạt áo vào bên trong quần hoặc buông thõng bên ngoài, miễn sao phù hợp với phong cách thời trang.

xuất khẩu áo sơ mi
Áo sơ mi là gì?

 Ý nghĩa của áo sơ mi đối với đời sống

Sơ mi có thể nói là loại trang phục phổ biến và góp phần làm nên văn hóa của con người hiện đại. Loại áo này được dùng trong những dịp trang trọng, lịch sự và góp phần hình thành nên văn hóa công sở. 

Những tưởng áo sơ mi bó vào “khuôn khổ” nhưng ngược lại, áo sơ mi lại mang đến cảm giác năng động, thoải mái trong quá trình làm việc. Hơn nữa, áo sơ mi kết hợp với bất cứ sản phẩm nào cũng giúp cho người mặc trở nên tự tin hơn, tạo được ấn tượng đẹp trong mắt người đối diện. Điều quan trọng là áo sơ mi khó lỗi mốt, tiết kiệm chi phí may mặc, có thể sử dụng trong suốt thời gian dài. 

xuất khẩu áo sơ mi
Sơ mi có thể nói là loại trang phục phổ biến và góp phần làm nên văn hóa của con người hiện đại

Tiềm năng xuất khẩu áo sơ mi ở Việt Nam

Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam nói chung và áo sơ mi nói riêng đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu truyền thống như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. thì ngành dệt may Việt Nam cũng đang không ngừng nỗ lực mở rộng và bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia, Indonesia, Thái Lan…nhằm đưa các sản phẩm dệt may, áo sơ mi đến tay người tiêu dùng ở khắp các vùng trên thế giới. 

>>> Xem thêm : Xuất khẩu T-Shirt ? Cần hồ sơ hải quan gì ?

Về thủ tục xuất khẩu áo sơ mi

Doanh nghiệp khi xuất khẩu áo sơ mi cần lưu ý về những quy định của pháp luật cũng như hồ sơ, chứng từ cần thiết khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

Về địa điểm, thủ tục hải quan xuất khẩu áo sơ mi

Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu áo sơ mi được quy định tại Điều 17 Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.”

Giấy phép xuất khẩu áo sơ mi

Căn cứ mục 4 Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì khi xuất khẩu các hàng hóa theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, các công ty xuất khẩu áo sơ mi cần xin giấy phép xuất khẩu của bộ Công Thương. 

Áo sơ mi không thuộc danh mục phải xin giấy phép xuất khẩu nên công ty có thể bỏ qua bước này. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy định chung về thủ tục xuất khẩu jacket mới nhất ?

Thuế suất xuất khẩu áo sơ mi

Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, doanh nghiệp xác định mã HS của áo sơ mi. Đối với mặt hàng là vải, quần áo, hàng dệt may, có thể tham khảo phần XI “Nguyên liệu dệt và các sản phẩm dệt” để lấy mã HS. 

>>> Tham khảo : Xuất khẩu Poloshirt cần những thủ tục gì ?

Mã HS của áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc là 6105. Dựa vào đây doanh nghiệp có thể xác định được thuế suất xuất khẩu áo sơ mi

xuất khẩu áo sơ mi
Tiêu chí đánh giá chất lượng áo sơ mi

Hiện nay, trên thị trường may mặc toàn cầu, Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế của mình và trở thành nhà cung ứng được nhiều nhà nhập khẩu tin tưởng lựa chọn sản phẩm nhờ vào:

  • Chất lượng sản phẩm may mặc có khả năng cạnh tranh cao
  • Môi trường chính trị ổn định
  • Quy mô sản xuất ngày càng tăng… 
  • Chuỗi cung ứng không bị gián đoạn hoặc gián đoạn rất ít

Với sự nhạy bén và linh hoạt, trong 5 năm qua, ngành dệt may Việt Nam nói chung và mặt hàng áo sơ mi xuất khẩu nói riêng đã đón đầu được những cơ hội chuyển dịch sản xuất của thế giới. Vncomex hy vọng quý bạn đọc và doanh nghiệp đã có được những thông tin về xuất khẩu áo sơ mi thông qua bài viết trên đây. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục