Xuất khẩu bí xanh và những điều cần biết

5/5 - (1 vote)

Nguồn gốc và công dụng của trái bí xanh

Bí xanh là loại thực vậy thuộc họ bầu bí dạng dây leo. Phần trái thường được nấu lên như một loại rau hoặc tinh chế thành nước uống. 

Nguồn gốc của bí xanh là từ vùng Đông Nam Á và dần dần phổ biến sang cả Nam Á và Đông Á. Bí xanh phát triển tốt trong môi trường nóng ẩm nhưng cũng có khả năng chịu lạnh tốt, có thể để qua mùa đông mà không bị hư hỏng.

Khi còn non, quả bí có màu xanh lúc, vỏ bên ngoài có thêm lớp lông tơ mỏng có thể nhìn thấy bằng mắt. Qua thời gian sinh trưởng và phát triển, màu của quả bí nhạt dần, lốm đốm “sao trắng” và được phủ thê phần lớp phấn tựa như sáp. Mỗi quả bí xanh “trưởng thành” có thể đạt tới 2m chiều dài, hình trụ đứng, có nhiều hạt bên trong. Tại Việt Nam, bí xanh thường được trồng bằng giàn nhưng cũng có nơi trồng bí xanh để bò trên mặt đất như các cây họ dưa khác. 

xuất khẩu bí xanh
Tại Việt Nam, bí xanh thường được trồng bằng giàn nhưng cũng có nơi trồng bí xanh để bò trên mặt đất như các cây họ dưa khác.

Trong quả bí xanh có chứa thành phần lớn và nước, không chứa lipid, với hàm lượng natri rất thấp nhưng chứa rất nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C,…Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục và chứng từ cần thiết khi xuất khẩu thanh long .

Bên cạnh đó, bí xanh còn chứa hàm lượng lớn dầu thực vật, thành phần có công dụng dưỡng tóc, dưỡng da rất tốt. Tất cả các bộ phận của quả bí xanh có thể tận dụng để làm thuộc và thức ăn, thực phẩm. Bí xanh cũng có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị một số bệnh như: táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn…

xuất khẩu bí xanh
Bí xanh cũng có tác dụng lớn đối với sức khỏe con người, hỗ trợ điều trị một số bệnh như: táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn…

Sử dụng bí xanh như thế nào?

Thông thường, bí xanh được dùng để nấu canh, hấp, xào,… chủ yếu như một loại rau xanh trong bữa ăn hàng ngày: Bí nấu xương, Bí xào, bí nấu tôm,… 

Ngoài ra, bí xanh cũng được chế biến thành mứt bí, các bài thuốc dân gian,… có lợi cho sức khỏe. 

>>> Xem thêm : xuất khẩu ca cao và các thủ tục ?

Quy trình, thủ tục xuất khẩu bí xanh

Là một loại thực phẩm có thể sử dụng hàng ngày, lại có nhiều công dụng nên bí xanh được người dân ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu đó và bắt đầu xuất khẩu bí xanh Việt Nam đi ra các nước khác. Cùng vncomex tìm hiểu về quy trình, thủ tục xuất khẩu bí xanh

xuất khẩu bí xanh
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu đó và bắt đầu xuất khẩu bí xanh Việt Nam đi ra các nước khác.

Bước 1: Kiểm tra bí xanh có phù hợp với yêu cầu của nước xuất khẩu hay không

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu bí xanh thì công ty cần phải kiểm tra chất lượng sản phẩm có đạt chất lượng nhập khẩu hay không? Nước nhập khẩu có chấp nhận sản phẩm bí xanh hay không?

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu bí xanh

Doanh nghiệp cần đáp ứng một số yêu cầu cần phải thỏa mãn trước khi xuất khẩu bí xanh đi ra các thị trường đối tác:

  • Bí xanh đảm bảo được chiếu xạ
  • Bí xanh được kiểm dịch thực vật
  • Bí xanh được trồng và thu hoạch từ các vùng trồng đạt chuẩn
  • Kiểm tra hàm lượng, dư lượng thuốc trừ sâu
  • Đóng gói đạt chuẩn, tránh hư hỏng bí xanh

Thực hiện đầy đủ và “khớp” các khâu với nhau sẽ đảm bảo bí xanh đạt được chất lượng tốt nhất. Nếu không đảm bảo, hàng hư hỏng thì sẽ phát sinh thêm rất nhiều chi phí, gây tổn thất cho doanh nghiệp xuất khẩu bí xanh

 Bước 3: Giấy tờ cho xuất khẩu bí xanh

Khi xuất khẩu bí xanh, cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  1. Invoice (Hóa đơn thương mại)
  2. Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  3. Bill Of Lading (Vận đơn)
  4. Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
  5. Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)Danh sách hàng
  6. Chứng nhận chất lượng
  7. Chứng nhận nguồn gốc
  8. Giấy xác nhận hun trùng

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng cho đối tác

Để chuẩn bị giao bí xanh đi cho đối tác thì doanh nghiệp cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất của mình và sắp xếp tiến hàng book cont tại các hàng tàu. Đóng bí xanh đúng quy chuẩn vào các container và chuẩn bị cho việc khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan cho bí xanh xuất khẩu

Khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc doanh nghiệp đóng hàng. Doanh nghiệp tiếp tục tiến hành khai báo hải quan điện tử, mở tờ khai,… tiếp đó là thông quan hàng và thanh lý. Cuối cùng, thủ tục khai báo kết thúc với công đoạn vào sổ tàu. 

Bước 6: Thủ tục thông quan xuất khẩu bí xanh

Cùng với việc làm thủ tục thông quan thì các doanh nghiệp xuất khẩu bí xanh cũng phải gửi chi tiết các bill và submit vgm cho hãng tàu mà doanh nghiệp book trước ít nhất là 2 ngày. 

Hy vọng, bài viết này vncomex đã giúp các doanh nghiệp có nhu cầu, mong muốn xuất  khẩu bí xanh có được những kiến thức, thông tin để hoàn thiện quy trình, thủ tục xuất khẩu một cách nhanh chóng nhất. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục