Quy trình, thủ tục xuất khẩu bột mì

5/5 - (1 vote)

   Bột mì là một trong những loại bột phổ biến nhất trên thế giới. Chúng thường được sử dụng để làm bánh, nguyên – phụ liệu trong các món ăn ở khắp mọi nơi. Việt Nam tuy chưa phải là quốc gia đứng đầu về sản xuất lúa mì, bột mì nhưng cũng có những sản phẩm uy tín, chất lượng và được xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác trên thế giới. 

Nắm rõ các thủ tục xuất khẩu bột mì sẽ giúp các doanh nghiệp hoàn thiện quá trình xuất khẩu sản phẩm này nhanh chóng và trơn tru hơn.  Vậy thủ tục xuất khẩu bột mì gồm những gì?  Bài viết dưới đây của vncomex sẽ cung cấp các thông tin liên quan tới thủ tục xuất khẩu bột mì để quý bạn đọc và doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn. 

Bột mì là gì?

Bột mì hay bột lúa mì được biết đến như loại bột được sản xuất thông qua quá trình xay lúa mì. Loại bột này thường xuyên được sử dụng trong quy trình sản xuất bánh mì. Không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, bột mì thường được sản xuất nhiều hơn so với các loại bột khác. 

Thông thường, bột mì sẽ được làm ra bằng cách xay nghiền hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Quá trình xay xát này khiến vỏ cám, phôi của hạt lúa mì được tách ra. Phần còn lại (nội nhũ) được nghiền nhỏ, mịn và cho ra thành phẩm là bột mì . 

Xuất khẩu bột mì
Thông thường, bột sẽ được làm ra bằng cách xay nghiền hạt lúa mì

Thủ tục xuất khẩu bột mì doanh nghiệp nên biết

Để nắm rõ thủ tục xuất khẩu bột mì doanh nghiệp nên nắm rõ những quy tắc và điều kiện dưới đây:

Điều kiện để xuất khẩu bột mì 

Căn cứ theo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì bột mì không phải là mặt hàng cấm xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu. Chính vì vậy, các công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu bột mì như các mặt hàng thương mại khác. Không phải xin giấy phép khi xuất khẩu bột mì .

>>> Xem thêm :  Xuất khẩu tỏi và quy trình xuất khẩu ?

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần liên hệ với đối tác, tìm hiểu về thị trường nhập khẩu để kiểm tra xem mặt hàng bột mì có cần kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Từ đó, bổ sung thêm vào hồ sơ cho phù hợp, tránh các rủi ro trả lại hàng sau khi hàng cập bến. Đây là điều nên làm trước khi làm thủ tục xuất khẩu bột mì. 

Xuất khẩu bột mì
Các công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu bột như các mặt hàng thương mại khác.

Các trường hợp kiểm dịch khi xuất khẩu bột mì

Đối với bột mì xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch (Hợp đồng yêu cầu kiểm dịch)

  • Doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch đúng quy định hiện hành của pháp luật
  • Việc kiểm dịch được thực hiện với cơ quan kiểm dịch
  • Doanh nghiệp gửi giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết. 
  • Với trường hợp này, không cần phải nộp giấy chứng nhận kiểm dịch cho Cơ quan hải quan. 

Đối với bột mì xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch (Hợp đồng không yêu cầu kiểm dịch)

  • Làm thủ tục xuất khẩu bột mì theo quy định hiện hành
  • Không cần làm kiểm dịch cho bột mì xuất khẩu

Đối với bột mì nhập khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch

  • Kiểm tra xem thị trường xuất khẩu bột mì tới có yêu cầu phải kiểm dịch hay không (tra cứu theo danh sách của tổng cục Hải quan)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch phải nộp Cơ quan Hải quan (giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp)

Mã HS bột mì để xuất khẩu

Xác định đúng mã HS quy trình sản xuất bột mì để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu,…

Mã HS của bột mì quy định:

  • 1101:  Bột mì hoặc bột meslin.
  • 11010011: Bột mì tăng cường vi chất dinh dưỡng.
  • 11010019: Bột mì loại khác.
Xuất khẩu bột mì
Xác định đúng mã HS bột để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu,…

Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị khi xuất khẩu bột mì

Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị khi xuất khẩu bột mì bao gồm: 

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Các chứng từ khác (nếu có)
  • Giấy kết quả kiểm tra chất lượng

Các trình tự để doanh nghiệp xuất khẩu

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan cần thiết
  • Bước 2: Nộp tờ khai hải quan 
  • Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan theo luật hiện hành

Nếu không đáp ứng được các điều kiện của cơ quan hải quan thì giấy đăng ký tờ khai hải quan sẽ không được chấp nhận và sẽ phản hồi lý do cho người khai hải quan. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tinh dầu và thủ tục xuất khẩu tinh dầu mà doanh nghiệp cần biết

Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì các công chức hải quan phải có trách nhiệm kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan cũng như các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan. 

  • Bước 4:  Phân luồng tờ khai
  • Bước 5: Thông quan 

Trên đây là sơ bộ về các giấy tờ, thủ tục xuất khẩu bột mì vncomex muốn gửi tới bạn đọc và doanh nghiệp. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để tiến hành quy trình xuất khẩu của mình. 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục