Tìm hiểu về xuất khẩu ca cao và các thủ tục

5/5 - (1 vote)

     Ca cao là một trong những sản phẩm từ thiên nhiên có lợi cho sức khỏe cho con người. Nó được ưa chuộng trên khắp thế giới và trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong một vài năm gần đây. Cùng vncomex tìm hiểu về mặt hàng nông sản này và các thủ tục xuất khẩu ca cao.

Bột ca cao là gì? Nguồn gốc của ca cao

Bột ca cao từ lâu được biết đến như sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe, vóc dáng, hỗ trợ chống trầm cảm, …Trong bột ca cao có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: magie, lưu huỳnh, phenylethylamine cao. Các thành phần dinh dưỡng này có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người  không chỉ về thể chất mà còn về mặt tinh thần: gia tăng sự tập trung, tỉnh táo và cải thiện tâm trạng.

Trong bột ca cao cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa. Tỉ lệ các chất oxy hóa trong ca cao thậm chí còn cao hơn trà, rượu vang, quả việt quất. Bên cạnh đó, còn phát hiện chất Flavonoid trong cây ca cao. Chất này có vai trò kháng khuẩn, chống oxy hóa cực hiệu quả, tốt cho sức khỏe.

xuất khẩu ca cao
Bột ca cao từ lâu được biết đến như sản phẩm tự nhiên tốt cho sức khỏe, vóc dáng, hỗ trợ chống trầm cảm, …

Tại Việt Nam, ca cao được du nhập sau khi các nhà truyền giáo Châu Âu vào thế kỉ 19. Vì vậy, ca cao được trồng từ khá lâu đời, không quá xa lạ với người nông dân. Ca cao được trồng nhiều nhất tại 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

  • Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ca cao chủ yếu được trồng tại: Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng. 
  • Tại Tây Nguyên: Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
  • Tại Đông Nam Bộ: Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. 
xuất khẩu ca cao
Tại Việt Nam, ca cao được trồng nhiều nhất tại 3 vùng: Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Các vùng này có các đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau, cùng với đó là sự khác biệt về cách chế biến quả ca cao sau thu hoạch nên hương vị ca cao được trồng ở các vùng cũng có sự khác nhau, khó trộn lẫn. 

>>> Xem thêm : Quy trình thủ tục xuất khẩu ổi ?

Thủ tục xuất khẩu ca cao

Dù được trồng ở bất cứ vùng nào thì ca cao của Việt Nam vẫn được các khách hàng lớn từ nước ngoài đánh giá là một trong những loại ca cao ngon nhất thế giới. Ca cao Việt hấp dẫn và được đánh giá cao như vậy là nhờ hương vị đặc trưng. Hạt ca cao sinh trưởng trong vùng khí hậu nhiệt đới, hậu thuẫn cho quá trình lên men tốt, thổ nhưỡng thuận lợi,… là thế nhưng thị trường xuất khẩu ca cao tại Việt Nam lại chưa thực sự sôi động. 

Một vài năm trở lại đây, do nhu cầu của người tiêu dùng cả ở trong và ngoài nước ngày càng tăng nên thị trường xuất khẩu ca cao ở Việt Năm bắt đầu “nóng” lên, sản phẩm cao cao cũng được xuất khẩu đến  nhiều quốc gia hơn. 

xuất khẩu ca cao
Thị trường xuất khẩu ca cao ở Việt Năm bắt đầu “nóng” lên

Để xuất khẩu đi nước ngoài theo đúng quy định, ca cao cần có nhiều giấy tờ, thủ tục. Dưới đây Vncomex sẽ giới thiệu về các giấy tờ cần thiết cho quá trình xuất khẩu ca cao của các doanh nghiệp. 

Trước khi xuất khẩu ca cao, các doanh nghiệp cần kiểm tra xem nước nhập khẩu có yêu cầu kiểm dịch hay không. 

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch thì các doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau: 

  • Thủ tục kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
  • Gửi giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng (bên nhập khẩu) theo hợp đồng thương mại đã ký kết.
  • Với trường hợp này, cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp phải nộp Giấy kiểm dịch thực vật trước khi làm thủ tục xuất khẩu ca cao

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không yêu cầu kiểm dịch, doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu ca cao theo quy định hiện hành, không cần phải làm giấy kiểm dịch cho ca cao xuất khẩu. 
  • Tổng cục hải quan có trách nhiệm cập nhật danh sách các nước có yêu cầu kiểm dịch để phân luồng, kiểm soát các lô hàng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm xuất khẩu bí xanh và những điều cần biết

Thủ tục hải quan khi xuất khẩu ca cao

Hồ sơ hải quan xuất khẩu ca cao bao gồm các giấy tờ như sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Bảng kê hàng hóa)
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu
  • Bill of Lading (Vận đơn)
  • Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Certificate of Origin (C/O nếu có)
  • Các chứng từ liên quan khác

Với các mặt hàng ca cao thì thủ tục xuất khẩu cũng không quá “khó”. Hơn nữa, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định tự do thương mại nên thủ tục xuất khẩu ca cao cũng trở nên “dễ thở” hơn cho doanh nghiệp. Vncomex hy vọng bài viết đã giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn quy trình thủ tục xuất khẩu ca cao.   

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục