Thủ tục xuất khẩu cà chua sang thị trường nước ngoài

5/5 - (1 vote)

  Cà chua được ví như một nhà máy chuyên cung cấp dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Chính vì vậy mà cà chua luôn có trong thực đơn ăn uống của nhiều gia đình. Vì lợi ích sức khỏe cũng như nguồn lợi kinh tế mà cà chua mang lại nên nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển hướng xuất khẩu cà chua để gia tăng lợi nhuận. Hãy cùng vncomex tìm hiểu về quy trình xuất khẩu cà chua nhé.

Xuất khẩu cà chua
Thủ tục xuất khẩu cà chua

Thông tin về cây cà chua

Cà chua là loài cây thuộc họ Bạch Anh có chiều dài thân cân cao từ 1-3m. Khi còn nhỏ trái cà chua có màu xanh khi chín dần chuyển từ màu vàng sang màu đỏ. Quả có vị chua thường được dùng để làm salad, nước sốt, sinh tố, xào nấu hoặc dùng để chăm sóc sắc đẹp cho phái nữ. Cà chua là loại quả có chứa rất nhiều vitamin A, C, K, B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho… đây đều là những vi chất thiết yếu để duy trì sức khỏe tốt ngoài ra còn có giá dăm gỗ xuất khẩu.

Có được xuất khẩu cà chua không

Theo quy định cà chua không thuộc danh mục sản phẩm bị cấm xuất khẩu. Do đó để xuất khẩu cà chua chỉ cần đáp ứng đầy đủ những quy định thì có thể tiến hành xuất khẩu cà chua.

Xuất khẩu cà chua
Hàm lượng vitamin A có trong cà chua rất cao

Công dụng của trái cà chua

Cà chua không chỉ là một thực phẩm dinh dưỡng mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể kể đến như:

Cải thiện thị lực

Trong cà chua có chứa rất nhiều Vitamin A và Vitamin C. Do đó thường xuyên sử dụng cà chua sẽ giúp giảm hiệu quả tình trạng quáng gà và giúp gia tăng thị lực.

Xuất khẩu cà chua
Cà chua thường được chế biến thành salat

Phòng chống bệnh ung thư

Lựa chọn cà chua trong khẩu phần ăn hằng ngày chính là cách giúp chống lại bệnh ung thư tiền liệt. Ngoài ra sử dụng cà chua sẽ giúp giảm hiệu quả một số bệnh ung thư ác tính khác như ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vòm họng… bởi chất chống ôxy hóa có trong trái cà chua.

  >>> Xem thêm : Xuất khẩu bơ | Phân loại những giống bơ phổ biến tại Việt Nam

Giúp da trắng sáng

Cà chua được ví như 1 bài thuốc hiệu quả giúp cho chị em có được làn da trắng sáng. Nhờ có hàm lượng lycopene giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng trực tiếp, sử dụng cà chua sẽ giúp thu nhỏ lỗ chân lông, da sáng và đều màu hơn.

Xuất khẩu cà chua
Thường xuyên đắp mặt nạ cà chua giúp da trắng sáng đều màu

Thủ tục hải quan để xuất khẩu cà chua

Khi thực hiện thủ tục hải quan để xuất khẩu cà chua cần lưu ý chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị xuất khẩu cà chua
– Lần đầu xuất khẩu sẽ cần phải kê khai giấy chứng nhận mã số thuế
– Hợp đồng ký kết giữa bên mua và bên bán
– Packing list( Bảng kê chi tiết hàng hóa)
– Biên bản giao nhận container

Thuế phí khi xuất khẩu cà chua

+ Thuế VAT: Hiện nay khi xuất khẩu hàng hóa nhà nước đang có quy định không thu:0%
+ Thuế xuất khẩu: Vì trái cây rau củ là mặt hàng không chịu thuế xuất. Chính vì điều đó khi xuất khẩu trái cây sang thị trường nước ngoài người xuất khẩu hàng hóa sẽ được miễn 100% thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình, thủ tục hành chính trong việcxuất khẩu cam để có phương hướng phát triển quy mô trong thời gian tới

Điều kiện xuất khẩu cà chua

Theo điều 10 thuộc luật an toàn thực phẩm 2010 có quy định rõ về việc kinh doanh mặt hàng nông sản:

“1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm”.

Cũng trong luật An toàn thực phẩm 2010 cũng đưa ra một số quy định về điều kiện nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn đối với cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm như sau:

“Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

b) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

c) Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

d) Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

đ) Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

e) Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.

Hy vọng thông qua bài viết mà vncomex đã tổng hợp bạn đã nắm rõ được thủ tục xuất khẩu cà chua. Hãy để lại bình luận nếu bạn cần giải đáp nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục