Thủ tục xuất khẩu cafe mà doanh nghiệp cần biết

5/5 - (1 vote)

Cafe là gì? Lợi ích từ xuất khẩu cafe

Cà phê là loại thức uống có màu đen, có chứa chất caffein và được sử dụng phổ biến trên thế giới. Khởi nguồn từ hạt cà phê chín mọng, sau khi thu hoạch, chúng được  tách vỏ và phơi khô. Cuối cùng được rang lên tạo nên hương vị cà phê thơm, “kích thích” như cách chúng ta thưởng thức thức uống này hiện nay. 

Tại Việt Nam, cà phê được trồng chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk… với diện tích lớn. Đông Nam Bộ có diện tích cà phê nhỏ hơn. 

Cho tới ngày nay, cà phê được trồng tại hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia trồng nhiều cà phê nhất thế giới, đồng thời là quốc gia có sản lượng xuất khẩu cafe hàng đầu thế giới. (xếp thứ 2 sau Brasil). Cà phê Việt Nam được xuất khẩu tới 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD, chiếm 10,4% giá trị cà phê nhân xuất khẩu trên toàn cầu. 

xuất khẩu cafe
Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng xuất khẩu cafe hàng đầu thế giới.

Thủ tục xuất khẩu cafe mà doanh nghiệp cần biết

Mặc dù xuất khẩu cafe mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng ngành này vẫn có những điểm yếu nhất định. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là cà phê nhân, cơ cấu các sản phẩm cà phê có giá trị gia tăng cao vẫn còn thấp. Thế nhưng, các doanh nghiệp Việt vẫn đang nắm được xu hướng thị trường để đưa cà phê đi ra nhiều nước hơn. Cùng Vncomex tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu cafe

xuất khẩu cafe
Các doanh nghiệp Việt vẫn đang nắm được xu hướng thị trường để đưa cà phê đi ra nhiều nước hơn

Bộ hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cafe đã được Quy định cụ thể tại điều 16 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 38/2015/TT-BTC

  • Chứng nhận xuất xứ của mặt hàng cà phê
  • Form C/O ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).

Form C/O mẫu ICO được sử dụng cho mặt hàng cà phê xuất xứ từ Việt Nam khi xuất khẩu đi các thị trường khác. Cụ thể với các mặt hàng: Cà phê chè nhân, cà phê vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hòa tan và các loại khác,… Trong trường hợp lô hàng có nhiều loại mặt hàng cà phê thì cần phải chuẩn bị nhiều bộ C/O mẫu ICO tương ứng cho từng loại. 

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cafe thì các doanh nghiệp phải liên hệ các đối tác nhập khẩu và hỏi xem có yêu cầu kiểm dịch hay không? Từ đó, chuẩn bị giấy tờ để quá trình xuất khẩu cafe diễn ra suôn sẻ. 

>>> Xem thêm : Quy trình xuất khẩu đỗ xanh ?

– Đối với cà phê xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:

Nếu hợp đồng thương mại có yêu cầu kiểm dịch thì doanh nghiệp phải làm thủ tục kiểm dịch, lấy giấy chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật. Sau đó, gửi giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo các yêu cầu trong  hợp đồng đã ký kết.

Doanh nghiệp xuất khẩu cafe không cần nộp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu cafe trong trường hợp này.

Nếu hợp đồng thương mại không yêu cầu kiểm dịch thì doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục xuất khẩu cafe theo quy định hiện hành, không cần làm kiểm dịch cho lô hàng cà phê. 

– Đối với cà phê xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:

  • Doanh nghiệp lấy danh sách các nước có yêu cầu kiểm dịch từ Tổng cục Hải quan. Sau đó đơn vị này sẽ phân luồng tự động các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch. Cơ quan hải quan sẽ thông quan khi doanh nghiệp cung cấp đủ các giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp. 

Mã HS code của mặt hàng cà phê và thuế xuất khẩu cafe

HS code của cà phê hạt là 0901. Các loại cà phê khác có thể chọn theo HS code  tùy theo cách chế biến. Thuế suất xuất khẩu cafe hạt là 0%. 

Dựa vào thực tế mặt hàng, doanh nghiệp sẽ áp dụng HS Code phù hợp nhất. 

xuất khẩu cafe
Dựa vào thực tế mặt hàng, doanh nghiệp sẽ áp dụng HS Code phù hợp nhất.

Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cafe gồm những gì 

Các giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cafe:

– Tờ khai hải quan điện tử (01 bản chính)

– Commercial invoice.

– Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng thương mại) (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản). Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm xuất khẩu trái cây sấy – Cơ hội cho trái cây Việt Nam.

– Packing list (Phiếu đóng gói hàng hóa)

– Hoá đơn

– Bảng kê thu mua

– Các chứng từ và yêu cầu từ thị trường nhập khẩu cà phê (các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng…)

– Bill of Lading (Vận đơn)

– Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)

– Certificate of Origin (C/O theo ICO)

– Một số các chứng từ liên quan khác

Như vậy, quy trình xuất khẩu cafe không quá phức tạp nhưng đòi hỏi khá nhiều giấy tờ, đặc biệt là giấy tờ kiểm dịch thực vật. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu cafe hãy tìm hiểu kĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đưa mặt hàng cafe đến các nước khác. 

 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục