Hồ sơ thủ tục xuất khẩu cao su theo quy định pháp luật 2024

3.5/5 - (4 votes)

Việt Nam là quốc gia có giá trị xuất khẩu cao su đứng thứ 3 trên toàn thế giới. Hiện nay thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam lớn nhất phải kể đến Trung Quốc khi gần 60% tổng sản lượng cao su của Việt Nam được đưa vào thị trường này.

Vậy khi xuất khẩu cao su doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm gì? Hồ sơ khi xuất khẩu mặt hàng này có những điểm gì cần lưu ý. Hãy cùng Vncomex tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Cao su là gì?

Cao su có tên tiếng pháp là caoutchouc còn tiếng anh là rubber. Cao su được biết đến là vật liệu polyeme có độ đàn hồi và độ bền cơ học rất cao. Hiện nay cao su tự nhiên được khai thác từ mủ cây cao su hoặc chế tạo từ nhiều thành phần hóa học khác nhau. Khi gặp nóng hoạc lạnh cao su không bị biến dạng. Cao su có khả năng cách nhiệt cách điện và không bị tan trong nước hay các dung môi hữu cơ khác…

xuất khẩu cao su
Người dân thu hoạch mủ cao su

Ứng dụng của cao su

– Đệm cao su
– Gối cao su
– Cao su được dùng để sản xuất săm lốp các loại xe
– Cao su được dùng trong lĩnh vực y tế
– Trong ngành xây dựng cao su được dùng để làm vật liệu lót sàn, chèn lỗ hổng khe hở, ốp cột
– Trong ngành điện lực cao su được dùng để làm phớt cao su hoặc gioang cao su…

>>> Tham khảo : Xuất khẩu gỗ thông cần những quy trình như thế nào ?

Tiềm năng xuất khẩu cao su

Theo báo cáo của cục Xuất Nhập Khẩu của Bộ Công Thương sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam chỉ trong tháng 12/2021 đạt 270 nghìn tấn thu về 464 triệu USD tăng tăng 27,8% về lượng và tăng 29,9% về trị giá so với tháng 11/2021. Nếu so với năm 2020 thì sản lượng cao su tăng 19,4% và tăng 28,8% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.720 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 11/2021 và tăng 7,9% so với tháng 12/2020. Tính tổng sản lượng cao su xuất khẩu trong năm 2021 của Việt Nam đã đạt 1,97 triệu tấn thu về 3,3 tỷ USD và tăng 12,9% về số lượng, tăng 39% giá trị so với năm 2020

xuất khẩu cao su
Công nhân đang sơ chế cao su xuất khẩu

Theo thông tin từ Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC)dự báo ngành cao su trên toàn thế giới sẽ tiếp tục phát triển, giá bán cao từ đó mở ra cơ hội phát triển cho ngành cao su nước nhà.

Quy định về việc xuất khẩu cao su

Trong điều 4 của nghị định 69/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 15/5/2018 có quy định rõ ràng về việc xuất khẩu hàng hóa như sau:

“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu thùng giấy, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.”

xuất khẩu cao su
Xuất khẩu cao su cần lưu ý những điểm gì?

Theo quy định hiện hành, cao su không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp khi xuất khẩu cao su chỉ cần làm thủ tục xuất khẩu theo quy định hiện hành.

Mã số HS của cao su

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung, mã HS chính là chìa khóa để doanh nghiệp xác định đúng về chính sách, thuế, thủ tục xuất khẩu. Vậy mã Hs để xuất khẩu chăn ga gối là gì?

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ vụn doanh nghiệp cần lưu ý điểm gì ?

Khi xuất khẩu hàng hóa mã số HS chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp và cơ quan hải quan xác định chính xác về thuế xuất khẩu, chính sách ưu đãi cũng như thủ tục xuất khẩu theo quy định. Vậy mã số HS của cao su là bao nhiêu?

Mã số HS của cao su thuộc chương 40:

– 4001: (Cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa chicle và các loại nhựa tự nhiên tương tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải.) ;
– 4001.22: (Cao su tự nhiên được định chuẩn về kỹ thuật (TSNR)(SEN)

Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu cao su

Theo điều 17 của bộ Luật Hải Quan đã được sửa đổi bổ sung đã chỉ ra khái niệm địa điểm làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa như sau

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.”

Hồ sơ hải quan cần thiết khi xuất khẩu cao su

Doanh nghiệp xuất khẩu cao su khi làm thủ tục hải quan cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và chứng từ dựa theo khoản 5 điều 1 của thông tư số 39/2018/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại điều 16 TT38/2015

Quy trình đóng gói xuất khẩu cao su
Quy trình đóng gói xuất khẩu cao su

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Giấy vận đơn- Bill of Lading
– Các chứng từ liên quan khi xuất khẩu cao su

Nội dung bài viết của Vncomex chỉ mang tính chất tham khảo cho doanh nghiệp khi có nhu cầu xuất khẩu cao su. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này chắc chắn sẽ diễn ra rất nhiều vướng mắt, do đó để đảm bảo việc xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục