Thủ tục xuất khẩu chanh cập nhật mới nhất cho doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)

   Chanh là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Loại quả này đã, đang và sẽ tiếp tục có mặt tại nhiều thị trường trong thời gian tới. Vncomex cập nhật những thủ tục xuất khẩu chanh mới nhất đến quý bạn đọc và doanh nghiệp. 

Quả chanh là gì? Nguồn gốc của quả chanh

Chanh là một loại quả, thuộc loài thực vật thuộc chi cam chanh. Phần thân cây nhỏ, quả màu xanh, khi chín chuyển ngả vàng, vị chua và thường được sử dụng trong ẩm thực, thành phần trong các bài thuốc Đông y hoặc dùng để làm đẹp. 

xuất khẩu chanh

Nguồn gốc của quả chanh

Cái nôi của những quả chanh ta là khu vực Đông Nam Á. Sau một khoảng thời gian, chanh du nhập tới Trung Đông rồi đến Bắc Mỹ. Cứ như thế, chanh theo những thuyền buôn đến Tây Ban Nha, rồi xuất hiện thêm ở khu vực Ấn Độ. 

Tại Việt Nam, chanh được trồng trên khắp cả nước nhờ có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hầu hết, chanh được trồng và chăm sóc. Có rất ít chanh mọc tự do và năng suất cho quả của những cây chanh này cũng không tốt như khi được trồng ở vườn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tiêu chuẩn để xuất khẩu chôm chôm.

Đặc điểm chính của quả chanh:

  • Kích thước nhỏ, vỏ mỏng, sần nhẹ
  • Chanh có nhiều múi, từ 10-12 múi/ quả
  • Hạt có vị đắng
  • Tép chanh mọng nước và có vị chua

Các loại chanh phổ biến nhất 

  • Chanh ta: Đây là giống chanh phổ biến nhất. Quả chanh có dạng hình cầu, mùi thanh, dễ chịu, có vị chua và hạt đắng. Chanh ta khi chín ngả màu vàng, múi mọng nước nhưng người ta chủ yếu dùng chanh ta khi quả còn xanh. 
  • Chanh Tây: Chanh tây thường khá to, dáng quả bầu dục, có hai núm ở hai đầu và màu vàng ươm. Lượng Vitamin C trong chanh Tây rất lớn, nhiều gấp 2 lần so với chanh ta. 
  • Chanh Thái: Chanh Thái là một loại bản địa của Lào, Indonesia, Malaysiavà Thái Lan. Tuy nhiên, hiện nay giống chanh này được trồng rộng rãi trên thế giới để làm gia vị, hương liệu và cả tinh chế mỹ phẩm. 
  • Chanh không hạt: Loại chanh còn được biết đến với tên gọi chanh tứ quý. Quả chanh không có hạt, đường kính trung bình (6cm). So với quả chanh ta thì lớn hơn một chút, không có hạt, quả tạo thành chùm, vỏ mỏng và ít vị chua hơn. 
  • Chanh giấy: Chanh giấy được biết đến như một giống chanh nổi tiếng. Chanh giấy cũng được ưa chuộng và được người tiêu dùng yêu thích nên giá thị trường luôn cao hơn so với các giống chanh khác từ 1,5-2 lần. 
  • Chanh đào: Chanh đào vốn được mênh danh như nữ hoàng của các loại chanh. Chanh đào vỏ mỏng, vàng óng ả, mùi thơm ngát và có lớp ruột màu hồng đào. Chính vì vậy mà chanh đào đã bắt đầu nhận được nhiều sự chú ý khi mới xuất hiện
xuất khẩu chanh
Chanh tây và chanh ta

Chanh quả thực là một loại trái cây đa năng, đa công dụng. Chứa trong mình hàm lượng lớn vitamin C, chanh còn có chứa canxi và kali, khoáng chất và nguyên tố vi lượng như đồng, sắt, magie nên quả chanh có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe con người. Người ta thường sử dụng chanh để thải độc cho cơ thể, tinh chế các sản phẩm làm đẹp và là thành phần tạo nên những bài thuốc tự nhiên giải tỏa những cơn đau.

Đồng thời, chanh cũng được dùng nhiều trong các chế độ ăn kiêng, giảm béo và có tính oxy hoá tốt. Bởi vậy, chanh được xuất đi rất nhiều thị trường, trong đó có thể kể tới những cái tên nổi bật như: Canada, Châu Âu, Hàn Quốc…

>>> Xem thêm : Quy trình xuất khẩu sắn cắt lát ?

Thủ tục xuất khẩu chanh dành cho các doanh nghiệp

Mã HS code và thuế xuất khẩu chanh

Để xác định được các thủ tục, giấy tờ và thuế khi xuất khẩu chanh, cần xác định được mã HS code của mặt hàng này: 

  • 08055020: Chanh tươi, chanh tươi không hạt;
  • Thuế xuất khẩu chanh là 0%

Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay Vncomex. Chúng tôi giúp bạn tra cứu, áp dụng mã HS Code cho mặt hàng chanh. 

Thủ tục hải quan xuất khẩu chanh đi nước ngoài mà doanh nghiệp cần biết

Quả chanh không thuộc mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu nên các doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thương mại thông thường. Như vậy cũng đồng nghĩa là nếu xuất khẩu chanh thì doanh nghiệp không phải xin giấy phép xuất khẩu.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Hàng không thuộc diện quản lý chuyên ngành. 

Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:

  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
  • Packing List (phiếu đóng gói);
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua);
  • Các chứng từ liên quan khác;

Chuẩn bị thêm các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu chanh 

Mặc dù chính sách xuất khẩu chanh thông thoáng nhưng trước khi làm thủ tục xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện bước liên hệ với đối tác nhập khẩu. Nếu có yêu cầu phải kiểm dịch thì chuẩn bị thêm giấy tờ chứng nhận kiểm dịch, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu chanh đi. 

xuất khẩu chanh
Nếu có yêu cầu phải kiểm dịch thì chuẩn bị thêm giấy tờ chứng nhận kiểm dịch, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu chanh đi

Các chứng từ mà bên nhập khẩu có thể yêu cầu:

  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing List (phiếu đóng gói)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Phytosanitary Certificate (giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
  • Certificate of Origin (C/O – nếu có)
  • Các chứng từ liên quan khác

Lưu ý: 

  • Chứng thư kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) sẽ được áp dụng trên một lô hàng xuất khẩu. Vì vậy, phải xin cấp chứng thư kiểm dịch thực vật cho mỗi lô hàng xuất khẩu chanh khác nhau.
  • Tối ưu thời gian vận chuyển để hàng được đảm bảo tốt nhất.
  • Điều chỉnh điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong cont lạnh cho phù hợp: Độ ẩm10-30% (tốt nhất 25%), nhiệt độ dao động từ +3 độ C tới +6 độ C (tốt nhất 5 độ C).

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục