Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam hiện nay

5/5 - (1 vote)

  Là quốc gia thuộc top 5 các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới nhưng trong bảng thống kê xuất khẩu chè của nước ta rất ít xuất hiện trên bản đồ chè thế giới. Mặc dù lá chè đã lọt vào top 8 ẩm thực nổi tiếng Châu Á thế nhưng tiếng vang chè “ngon” chỉ có ở trong nước, chưa thể trở thành nguồn thu ngoại tệ dồi dào. Bài viết này sẽ giải đáp lý do chủ quan lẫn khách quan dẫn đến tình trạng xuất khẩu chè ở nước ta gặp khó. 

Bài toán khó cho xuất khẩu chè Việt Nam

 

Chè vẫn đang là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta. Các loại chè xuất khẩu chủ yếu là chè đen, trà ô long, chè shan tuyết, cây chè xanh (thường là chè Thái Nguyên, chè Tân Cương Thái Nguyên)…

Thị trường xuất khẩu của sản phẩm chè Việt Nam thường là các nước vùng Trung Đông, Đài Loan, các nước châu Âu,… Tuy nhiên thị trường này phần lớn nhập khẩu lá chè tươi, chưa qua chế biến nên giá thành chưa cao, chưa tối ưu được giá trị, chất lượng sản phẩm chè. 

Bài toán khó chưa có lời giải khiến cho chè Việt Nam ngon thơm nổi tiếng như vậy lại chỉ có thể xuất khẩu dưới dạng thô, giá trị thấp và chưa thể có thương hiệu trên trường quốc tế.  Nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, một trong số đó chính là đặc điểm riêng của các thị trường. Tuy nhiên, cũng có một số lý do khác khiến cho xuất khẩu chè gặp khó như hiện nay. 

Thị trường xuất khẩu chè
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chè của nước ta năm 2020

Thị trường Mỹ và châu Âu với văn hóa trà khác biệt

 

Với các nước châu Mỹ và châu Âu thì thói quen uống trà thường “công nghiệp”, uống nhanh và vì vậy trà túi lọc sẽ là sự lựa chọn hàng đầu, được sử dụng phổ biến hơn so với trà khô đã qua chế biến. Các sản phẩm trà, chè được dùng chủ yếu là trà lipton hay paris lotus.

Chè Thái Nguyên xuất khẩu sang các nước ở hai châu lục kể trên thường ở dạng trà khô, pha truyền thống nên thường bán rất chậm. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy được thị hiếu của hai thị trường này nên cũng đã bước đầu chuyển đổi sang cạnh tranh bằng cách bán trà túi lọc. 

Có lẽ vì thói quen tiêu thụ trà, văn hóa trà quá khác biệt nên nhiều đối tác nhập khẩu chè Việt Nam thường chỉ ưa chuộng các loại chè, trà thô. Sau đó kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại, tinh chế thêm để cho ra đời sản phẩm trà túi lọc, tạo ra thương hiệu trà mới hoàn toàn. Điều này vô hình chung khiến cho giá trị xuất khẩu chè  Việt Nam  ở ngưỡng thấp và thường không có giá trị về mặt thương hiệu. 

>>>Xem thêm :  Các công ty xuất khẩu chè ở Việt Nam ?

Thị trường Pakistan chưa nhiều tiềm năng

 

Thị trường Pakistan là thị trường tiêu thụ, nhập khẩu chè Thái Nguyên với số lượng lớn. Do thói quen uống trà thường xuyên cùng với mật độ dân số lớn (Khoảng 200 triệu người) nên số lượng tiêu thụ chè và các sản phẩm từ trà rất nhiều. 

Đáng tiếc là thu nhập bình quân của người dân Pakistan chưa cao, thói quen uống trà giá rẻ (thường là chè Thái Nguyên loại 4, loại 5) giá bán chỉ rơi vào 30.000vnđ/1kg. Thêm vào đó, Pakistan chủ yếu nhập khẩu chè Thái Nguyên ở dạng thô, đóng theo bao tải nên giá trị vẫn còn rất thấp.

Trong đó, lượng và trị giá xuất khẩu tới Pakistan và thị trường Đài Loan tăng trưởng khá, xuất khẩu sang Nga lại giảm, tỷ trọng nhập khẩu chè của Nga chiếm 6,2% tổng trị giá nhập khẩu chè trên toàn cầu qua đấy để thấy dung lượng thị trường nhập khẩu chè của Nga và thị phần của Việt Nam.

Thị trường xuất khẩu chè cạnh tranh khốc liệt

 

Chè không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà còn là loại nông sản chủ lực của nhiều quốc gia châu Á khác. Một vài “cường quốc” trà có thể kể đến như:  Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Srilanka,… với thương hiệu mạnh mẽ, có thị trường lớn nên các sản phẩm trà của họ chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu thế giới. Chính vì vậy, áp lực cạnh tranh dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở nước ta là rất lớn và họ buộc phải đương đầu với điều này. 

Quy trình quản lý chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu chè chưa tốt

 

Các doanh nghiệp xuất khẩu chè hiện nay chủ yếu là thu mua chè từ các hộ dân. Doanh nghiệp hiện chưa có nhiều diện tích trồng, quản lý, chăm sóc chè chuyên nghiệp. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là diện tích nhỏ (vốn ít, điều kiện kinh tế chưa lớn). Đó là lý do khiến cho chất lượng của các lô hàng chè Thái Nguyên xuất khẩu chưa ổn định, giá thành bấp bênh và khó cạnh tranh trên thị trường. 

Đây có thể coi là nguyên nhân chính khiến cho chè Việt Nam dù thơm ngon, chất lượng cao nhưng độ phủ thương hiệu với thị trường thế giới chưa cao. Giá thành sản phẩm chè xuất khẩu không cao, cạnh tranh khốc liệt từ các “cường quốc” trà nên mặc dù trà đứng thứ 4 về số lượng trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu của nước ta nhưng nguồn ngoại tệ thu được chè lại không nhiều. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chè xanh có tác dụng gì ? Điểm danh 13 công dụng của chè xanh!

Hướng đi cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam

 

Xuất khẩu chè Việt Nam chưa thu về giá trị tương xứng với tiềm lực thực sự. Đây cũng là thực trạng chung của ngành chè nhiều năm qua. Thực tế này cho thấy, bài toàn xuất khẩu chè cần hướng đi mới. Hướng đi này cần chú trọng tới chất lượng, cách thức bán hàng để chinh phục được các thị trường khó tính. 

Đăng ký bảo hộ xuất khẩu cho chè Việt Nam

 

Tỉnh Thái Nguyên – địa phương đóng góp vào phần lớn sản lượng chè ở nước ta  đã nhìn nhận thấy vấn đề và đã từng bước đăng ký nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhãn hiệu chè đã được đăng ký bảo hộ thành công tại Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nga, Australia… và tiếp tục xúc tiến đăng ký tại Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Điều này phần nào cũng chính là lời khẳng định về chất lượng trà Thái Nguyên. Đồng thời, là tiền đề, cơ hội tốt để đưa chè, trà Thái Nguyên khẳng định chỗ đứng ở thị trường xuất khẩu chè trên thế giới.

Khi đã được bảo hộ thương hiệu, các doanh nghiệp không chỉ xuất khẩu chè trực tiếp ra nước ngoài mà còn đa dạng hóa các sản phẩm làm từ chè như: trà xanh, trà matcha, kẹo dồi trà xanh… và được các thị trường đón nhận với tín hiệu tích cực.

>>>Xem thêm : Hợp đồng xuất khẩu chè cần lưu ý điều gì?

Chất lượng sản phẩm xuất khẩu chè  luôn phải được đặt lên hàng đầu

 

Trước đây, sản phẩm chè nước ta dù có vị thơm ngon nhưng lại gặp khó khi xuất khẩu không chỉ bởi các yếu tố về chất lượng, bao bì mà còn bị biến động do nhu cầu đối tác nhập khẩu.

Sản phẩm ngon không có nghĩa là xuất khẩu được. Muốn xuất khẩu với giá thành cao thì cần phải đáp ứng được đúng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng ở các thị trường trọng điểm mà doanh nghiệp muốn hướng đến. 

Bên cạnh đầu tư công nghệ, máy móc sản xuất sản phẩm theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường thì còn phải cung ứng đủ đơn hàng mà phía đối tác yêu cầu với chất lượng đảm bảo, có tính ổn định. Cùng với đó, các sản phẩm chè xuất khẩu còn phải được cấp các chứng chỉ an toàn thực phẩm như UTZ, Global GAP; truy xuất được mã số vùng trồng…để đáp ứng các yêu cầu kiểm duyệt của quốc gia, vùng lãnh thổ xuất tới. 

Xuất khẩu chè
Chất lượng xuất khẩu chè luôn phải được đặt lên hàng đầu

Chủ động hơn trong việc thông quan, đưa chè chất lượng ra các thị trường lớn

 

Các doanh nghiệp cũng cần xác định được đầy đủ các loại giấy phép xuất khẩu mặt hàng chè. Căn cứ vào quy định tại Điều 4, 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các doanh nghiệp cần chuẩn bị như sau: 

“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
  • Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
  • Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.”

Chè khô không thuộc nhóm hàng hóa cấm xuất khẩu và cũng không thuộc nhóm xuất khẩu có điều kiện nên không bắt buộc có giấy phép xuất khẩu. Tuy nhiên, đây là mặt hàng nông sản nên một số thị trường sẽ yêu cầu giấy kiểm dịch thực vật. 

Vì sao đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch, các doanh nghiệp cần nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp. Như vậy, thủ tục xuất khẩu chè khô cũng không quá phức tạp nếu các doanh nghiệp hiểu rõ quy trình.

Xuất khẩu chè
Thương hiệu chè Việt cần đẩy nhanh thủ tục xuất nhập khẩu

Nếu đang có nhu cầu làm thủ tục xuất khẩu chè nhưng lại chưa có nhiều thời gian để tìm hiểu, chưa nắm rõ được các giấy tờ, thủ tục hoặc có nhiều vấn đề khó có thể tự giải quyết thì các doanh nghiệp có thể tìm tới các địa chỉ chuyên tư vấn, hỗ trợ làm thủ tục xuất khẩu. vncomex với kinh nghiệm cung cấp dịch vụ làm thủ tục xuất khẩu chè khô, cam kết mang tới chất lượng với những dịch vụ tốt nhất, nhanh chóng hoàn thành thủ tục giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm chè đi xuất khẩu thuận tiện, đảm bảo chất lượng sản phẩm khi tới thị trường nước ngoài nguyên vẹn, đúng thời gian.

Kết luận

 

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp cũng đã cập nhật thông tin bắt đầu đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ trong sản xuất, chú trọng sản xuất chè xuất khẩu hữu cơ, an toàn… Tuy nhiên đâu là giải pháp, các địa phương, nông thôn trồng chè cũng cần có thời gian để tìm hiểu phát triển và nỗ lực hơn nữa để các sản phẩm chè xuất khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng cho toàn bộ diện tích và sản lượng chè của mình.

Làm quen, thông thạo và liên tục cập nhật các thủ tục xuất nhập khẩu của từng thị trường để sản phẩm chè  Việt Nam có thể thuận lợi lên kệ hàng ở các nước.  Làm được như vậy thì chè xuất khẩu phải có kế hoạch mới tạo nên sự đột phá, nâng cao giá trị nông nghiệp và đem về nguồn thu thực sự tương ứng với tiềm năng sẵn có của một trong những quốc gia dễ tính có sản lượng chè lớn nhất Thế giới. 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục