Chi tiết thủ tục xuất khẩu dâu tây cập nhật 2024

5/5 - (1 vote)

  Chỉ trong năm 2020 sản lượng dâu tây Sơn La đạt 320 tấn và được phân phối đến 26 tỉnh thành trên cả nước. Chất lượng dâu rất ngon và ngọt, màu sắc bắt mắt mở ra cơ hội xuất khẩu dâu tây sang thị trường nước ngoài. Khi xuất khẩu dâu tây sang thị trường nước ngoài chính là cơ hội giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh việc xuất khẩu nông sản giới thiệu hàng hóa đến với bạn bè trên toàn thế giới nhưng đó cũng là thách thức lớn mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt. Hãy cùng vncomex tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu dâu tây nói riêng và xuất khẩu nông sản nói chung thông qua bài viết dưới đây nhé!

xuất khẩu dâu tây
Mã số HS của dâu tây là bao nhiêu?

Mã số HS của dâu tây

Mã số HS là mã code giúp phân loại hàng hóa có hệ thống. Từ đó thống nhất hàng hóa ở từng quốc gia nhờ đó bộ phận hải quan sẽ tra mã số thuế, áp dụng thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo từng mặt hàng đã quy định.

Mã số HS của dâu tây là: 08111000

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu củ cải ?

Chi tiết quy trình xuất khẩu dâu tây

Để xuất khẩu dâu tây hay bất kỳ mặt hàng nông sản nào doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải thực hiện theo quy trình dưới đây

Bước 1: Kiểm tra danh mục hàng hóa xuất khẩu có được nhập khẩu vào quốc gia đó hay không?

Khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa, doanh nghiệp xuất khẩu dâu tây cần kiểm tra mặt hàng của mình có được nhập khẩu vào quốc gia đó hay không? Sản phẩm dâu tây có đạt chất lượng mà đối tác họ yêu cầu hay không. Bởi có những sản phẩm nông sản mà quốc gia sẽ cấm không được nhập khẩu.

xuất khẩu dâu tây
Vì sao cần phải có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ dâu tây

Bước 2: Kiểm dịch nông sản và thủ tục nhập khẩu.

Hàng hóa trước khi được nhập khẩu sẽ phải đáp ứng những điều kiện của đối tác nhập khẩu hàng hóa như:

– Nông sản, sản phẩm phải được chiếu xạ trước khi xuất khẩu
– Hàng hóa phải được kiểm dịch thực vật
– Nông sản, sản phẩm được nuôi trồng, sản xuất ở khu vực đạt chuẩn
– Nông sản phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng quy định, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… có đạt yêu cầu hay không?
– Quy cách đóng gói đạt tiêu chuẩn, đóng gói tránh bị hư hỏng, dập nát

Nếu hàng hóa xuất khẩu là dâu tây khi xuất khẩu cần lưu ý những điều dưới đây:

– Thời gian thu hoạch dâu tây
– Thời gian đóng gói dâu tây
– Thời gian làm kiểm dịch thực vật cho dâu tây
– Thời gian làm thủ tục hải quan
– Thời gian làm các thủ tục về chiếu xạ, hun trùng, C/0…
– Thời gian vận chuyển

Tất cả các thông tin về thời gian phải chính xác và khớp với nhau để đảm bảo dâu tây khi xuất khẩu đến tay người tiêu dùng không xuất hiện tình trạng hư hỏng và chất lượng bị giảm sút. Nếu dâu tây bị hỏng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp xuất khẩu bởi chi phí xử lý hàng bị hỏng cũng như chi phí vận chuyển rất tốn kém. Do vậy doanh nghiệp khi xuất khẩu dâu tây cần chú ý đến bước này tránh để xảy ra sai sót không đáng có nhé.

xuất khẩu dâu tây
Dâu tây xuất khẩu phải được trồng theo tiêu chuẩn gì?

Bước 3: Giấy tờ để xuất khẩu dâu tây

Theo khoản 5 điều 1 tại thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) doanh nghiệp khi xuất khẩu dâu tây cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:

– Hóa đơn bán hàng hóa- Bill
– Hóa đơn đỏ- Invoice
– Danh sách hàng hóa- Packing list
– Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa- CQ
– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ sản phẩm- Phytosanitary
– Giấy chứng nhận phun trùng- FUMIGATION
– Hợp đồng xuất khẩu nông sản dâu tây.

Với mặt hàng dâu tây khi xuất khẩu cần phải có thêm giấy kiểm dịch thực vật do chi cục kiểm dịch vùng 2 cấp. Nếu doanh nghiệp xuất khẩu dâu tây lần đầu phải mời cán bộ lấy mẫu về tận cơ sở sản xuất hoặc kho bảo quản để thực hiện các bước lấy mẫu kiểm tra. Với doanh nghiệp đã xuất khẩu dâu tây nhiều lần chỉ cần mang mẫu dâu tây sẽ xuất khẩu lên nộp lúc đăng ký giấy kiểm dịch. Sau khi hoàn thành các bước sẽ chuyển sang phòng kế toán để đóng lệ phí. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm xuất khẩu quả vải ra nước ngoài cần có những giấy tờ gì?

Bước 4: Chuẩn bị hàng hóa

Doanh nghiệp xuất khẩu dâu tây cần chuẩn bị dâu tây dựa vào kế hoạch sản xuất và kế hoạch đóng hàng của container để chuẩn bị cho việc khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan

Dựa vào số lượng hàng mà doanh nghiệp đóng hàng sẽ tiến hành khai báo cho cơ quan hải quan. Doanh nghiệp có thể khai báo bằng tờ khai điện tử, nộp đầy đủ hồ sơ cần thiết cho cơ quan hải quan

Bước 6: Thông quan hàng hóa

Hàng hóa sau khi đã được kiểm tra cả về số lượng, chất lượng sản phẩm, giấy tờ cần thiết thì bộ phận hải quan sẽ ra quyết định thông quan hàng hóa xuất khẩu.

Hy vọng với quy trình chi tiết về việc xuất khẩu dâu tây mà vncomex đã tổng hợp doanh nghiệp đã có thêm nhiều kiến thức về việc xuất khẩu. Từ đó sẽ có kế hoạch phát triển và đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục