Thủ tục xuất khẩu dừa tươi cập nhật mới nhất cho doanh nghiệp 

5/5 - (1 vote)

   Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, vì vậy mà thị trường hoa quả rất đa dạng. Trong số đó, dừa là loại trái cây phổ biến và được ưa chuộng. Loại quả này cũng là mặt hàng xuất khẩu sản lượng lớn của Việt Nam. Thị trường của quả dừa trải khắp từ Á sang Âu:  Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…Vậy, các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu dừa tươi cần phải chuẩn bị gì? Vncomex sẽ giải đáp những thắc mắc của quý doanh nghiệp. 

xuất khẩu dừa tươi

Dừa và những sự thật thú vị

Dừa có lẽ là loại quả quá quen thuộc với đời sống con người hiện nay. Nó có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các vùng/ xứ nhiệt đới. Những vùng đất này có thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết thích hợp để cây dừa  sinh trưởng và phát triển. 

Không chỉ sử dụng được phần quả mà gần như tất cả các bộ phận trên cây dừa đều có thể  ứng dụng trong đời sống, cụ thể:

– Lá dừa và hoa của cây dừa dùng để trang trí

– Lá dừa lợp mái nhà

– Lá dừa dùng để gói bánh

– Thân dừa được các nghệ nhân chế tác thành các món đồ thủ công mỹ nghệ

– Cơm dừa, nước dừa được dùng như thực phẩm, nước giải khát giàu các thành phần dinh dưỡng

– Tinh dầu dừa ứng dụng trong ngành làm đẹp

xuất khẩu dừa tươi
Không chỉ sử dụng được phần quả mà gần như tất cả các bộ phận trên cây dừa đều có thể  ứng dụng trong đời sống

Mã HS Code của dừa là gì? 

Mã HS Code được quy định và đặt ra cho từng mặt hàng. Khi biết mã HS code, doanh nghiệp sẽ tra cứu và nắm được những quy định liên quan đến chính sách xuất, nhập khẩu của mặt hàng. Cùng với đó là các loại thuế, các loại phí, giấy tờ, thủ tục,.. tương ứng.

>>> Xem thêm : Tiêu chuẩn để xuất khẩu chôm chôm

Theo quy định, dừa và các sản phẩm từ dừa được xếp vào nhóm HS Code có mã 0801. Tùy từng loại dừa mà đuôi mã HS code cũng có sự khác nhau, cụ thể: 

08011100: Dừa đã trải qua công đoạn làm khô

08011200: Dừa còn nguyên sọ

080119 : Loại khác

08011910: Dừa non

08011990: Loại khác

Về thuế suất, thuế xuất khẩu dừa tươi là 0%

xuất khẩu dừa tươi
Theo quy định, dừa và các sản phẩm từ dừa được xếp vào nhóm HS Code có mã 0801

Quy trình làm thủ tục xuất khẩu dừa tươi  cập nhật mới nhất cho các doanh nghiệp 

 Theo nghị định số 69/2018/NĐCP của chính phủ (ban hành ngày 15/5/2018), dừa tươi là mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu tại thị trường Việt Nam. Mặt khác, dừa là mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên khi làm thủ tục xuất khẩu dừa ra thị trường khác, doanh nghiệp phải chuẩn bị các giấy tờ kiểm dịch cần thiết: 

  • Giấy chứng nhận hun trùng
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhân an toàn thực phẩm

Như vậy, quy trình làm thủ tục xuất khẩu dừa Việt Nam cần có các bước dưới đây:

  • Bước 1:  Sắp xếp và đóng dừa tươi vào các container. Tiếp theo, tiến hành kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm cho lô hàng dừa xuất khẩu. 
  • Bước 2: Thực hiện hun trùng cho toàn bộ dừa trong container..
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, các chứng từ, thủ tục hải quan liên quan cho lô hàng dừa. 
  • Bước 4: Thông quan lô hàng xuất khẩu dừa. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cần thiết gửi cho bên mua hàng, bên nhập khẩu.

Hướng dẫn làm kiểm dịch thực vật để xuất khẩu dừa tươi

Như đã nói ở trên, vì dừa là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người nên trước khi xuất khẩu cần phải làm kiểm dịch thực vật. Vậy quy trình làm kiểm dịch thực vật để xuất khẩu dừa ra sao? Vncomex sẽ hướng dẫn cụ thể dưới đây:

      – Thời gian làm kiểm dịch thực vật cho dừa xuất khẩu là khoảng 2 – 3 ngày trước khi tàu chạy

      – Địa điểm kiểm tra: Có 2 lựa chọn về địa điểm kiểm tra. Một là kiểm dịch tại ICD (Inland Container Depot), hai là có thể làm ngay tại kho hàng của doanh nghiệp.

      – Hồ sơ đăng ký làm kiểm dịch thực vật để xuất khẩu dừa cần chuẩn bị:

  • Giấy đăng ký làm kiểm dịch thực vật đối với mặt hàng trái dừa (theo mẫu có sẵn)
  • Phiếu đóng gói – Packing List
  • Sản phẩm mẫu của lô  dừa xuất khẩu cần kiểm dịch
  • Giấy ủy quyền ủy thác làm thủ tục kiểm dịch (nếu có)

Hướng dẫn hun trùng để xuất khẩu dừa tươi

Sau khi dừa được đóng cẩn thận vào container và vận chuyển ra cảng đi, doanh nghiệp/ tổ chức cần liên hệ với các đơn vị cung cấp dịch vụ hun trùng. Các đơn vị này sẽ tổ chức hun trùng một cách chuyên nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình và thủ tục xuất khẩu súp lơ.

Để tiến hành hun trùng, doanh nghiệp xuất khẩu dừa cần cung cấp:

  • Bộ chứng từ theo quy định để được cấp giấy phép khử trùng
  • Hóa đơn
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Booking

Trong quá trình làm hun trùng, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp số container. Những thứ còn lại phía dịch vụ hun trùng sẽ lo. 

Hướng dẫn làm thủ tục hải quan để xuất khẩu dừa tươi

Để xuất khẩu dừa tươi, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục thông quan như sau: 

  • Invoice – Hóa đơn mua bán
  • Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật
  • Fumi – Giấy Chứng nhận đã hun trùng 
  • C/O – Certificate of Origin – Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng (nếu có yêu cầu từ bên nhập khẩu)

Trên đây là các thủ tục để xuất khẩu dừa vào thị trường các nước. Vncomex hy vọng quý bạn đọc và doanh nghiệp đã có được những thông tin hữu ích!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục