Quy định xuất khẩu dứa vào thị trường Châu Âu mới nhất năm 2024

5/5 - (1 vote)

  Những năm gần đây sản lượng các loại dứa từ Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Châu Âu luôn đạt sản lượng khá cao. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu dứa các đơn vị xuất khẩu cũng gặp khá nhiều khúc mắc. Để hiểu rõ hơn về những quy định về xuất khẩu dứa vào thị trường Châu Âu diễn ra thuận lợi hãy cùng vncomex tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Đặc điểm của trái dứa

Dứa còn được biết đến với nhiều tên gọi khác là trái thơm, trái khóm, trái huyền nương. Tên khoa học của trái dứa là Ananas comosus có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ. Dứa là trái cây được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới ẩm như: Việt Nam, Đài loan, Philippines, Hawai, Brazil, Mexico, Cuba…  ngoài ra còn dứa đóng hộp xuất khẩu.

Xuất khẩu dứa
Dứa khi chín sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng

Dứa có hình trụ hoặc dáng hơi tròn có rất nhiều mắt dứa. Một trái dứa sẽ dao động từ 150-200 mắt dứa.

Hiện nay tại Việt Nam dứa được chia làm 3 loại dứa chính đó là dứa Hoàng Hậu, Dứa Cayen, và dứa Tây Ban Nha

Dứa hoàng Hậu

Dứa Hoàng Hậu có tên tiếng anh là Queen thường được biết đến là dứa gai hoặc Khóm gai. Dứa Hoàng Hậu là giống dứa được trồng chủ yếu tại Việt Nam. Dứa Hoàng Hậu có kích thước nhỏ trọng lượng chỉ từ 500-900gr. Để phân biệt trái dứa Hoàng Hậu với các giống dứa khác trên thị trường chỉ cần nhìn vào lá của cây dứa. Mép lá có rất nhiều gai và bản lá khá nhỏ hẹp, cứng và có vân trắng chạy song song với cá. Khi chín mắt dứa lồi và mật độ mắt rất khít và dày dáng dứa khá thon dài, khi chín có mùi thơm, thịt dứa rất vàng ăn ngọt đậm đà không bị chua.

Dứa Cayen

Dứa Cayen còn được gọi với nhiều loại tên như dứa mật, dứa ngố, dứa không gai. Trọng lượng của dứa Cayen khá lớn từ 1,5-2kg. Khác với dứa hoàng hậu thịt dứa có màu vàng ngà, rất nhiều nước vị ngọt thanh nên thường được trồng để chế biến thành nước ép, siro, mứt. Dứa Cayen có kích thước mắt rất to mật độ mắt dứa khá thưa khi chín sẽ chuyển dần từ xanh sang vàng…

Xuất khẩu dứa
Trái dứa còn gọi là trái thơm, trái khóm

Dứa Tây Ban Nha

Dứa Tây Ban Nha còn được biết đến với tên gọi là Khóm Son vì hoa dứa có màu đỏ khi chín có màu đỏ sẫm khác biệt hoàn toàn so với những loại dứa trên thị trường. Dứa Tây Ban Nha có trọng lượng từ 700-1kg/ trái khi chín thịt vàng khá chua và nhiều xơ.

Mã HS khi xuất khẩu dứa

Hàng hóa khi xuất khẩu hay nhập khẩu sẽ có chính sách về thuế phí cũng như quy định khác nhau. Tuy nhiên mặt hàng nào cũng sẽ có 1 mã HS quy định khác nhau.

Mã HS khi xuất khẩu dứa là 08043000. Doanh nghiệp có thể tra mã số HS của sản phẩm nông sản cần xuất khẩu trên website của Hải Quan Việt Nam.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu chanh leo sang thị trường EU hưởng “trái ngọt” từ Hiệp định EVFTA ?

Tiêu chuẩn khi xuất khẩu dứa

Để xuất khẩu dứa đến thị trường Châu Âu hoặc bất kì thị trường nào trên thế giới cũng phải đảm bảo những tiêu chí như sau:

  • Dứa xuất khẩu cần đảm bảo nguyên vẹn, dứa có thể có hoặc không có chóp vương miện tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người bán và người mua
  • Dứa phải nguyên vẹn không có dấu hiệu bị nát hoặc bị hư hỏng
  • Dứa phải đảm bảo luôn sạch sẽ không có bất kỳ vật thể lạ nào trên bề mặt trái dứa
  • Dứa không bị sâu bệnh
  • Thịt dứa không bị hư hỏng do sâu bệnh hoặc chất bảo quản
  • Dứa nhìn tươi ngon
  • Dứa phải đảm bảo độ ẩm theo quy định
  • Mùi bị không có dấu hiệu bất thường.
Xuất khẩu dứa
Người dân thu hoạch dứa xuất khẩu

Quy trình thu hoạch và bảo quản dứa xuất khẩu

Bước 1: Dứa xuất khẩu khi thu hoạch cần lựa chọn những trái có dấu hiệu chín chuyển dần từ xanh sang vàng với tỷ lệ 1/4 quả tức là độ chín đạt 75-80%. Để tránh ánh nắng trực tiếp gây ảnh hưởng tới chất lượng trái và màu sắc sẽ có quy định thu hoạch dứa vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Bước 2: Cuống dứa phải được cắt bớt đi chỉ để độ dài 1-2cm để tránh cọ vào nhau khi vận chuyển. Loại bỏ những trái bị sâu bệnh hoặc dập nát. Sử dụng bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng với FC101 tỷ lệ rất nhỏ để loại bỏ côn trùng trên vỏ dứa.

Bước 3: Dứa được loại bỏ côn trùng sẽ để ráo. Nhằm loại bỏ tồn dư và làm sạch hoàn toàn nấm bệnh sau khi thu hoạch dứa sẽ được xủ lý qua dung dịch PERSANMAX với tỷ lệ 1 lít PERSANMAX pha với 100-200 lít nước trong thời gian quy định là 1 phút.

Bước 4: Để trái dứa có màu bóng đẹp giữ màu luôn tươi sẽ được nhúng vào dung dịch pineapple wax trong thời gian 1 phút.

Bước 5: Dứa để ráo nước và đóng hộp theo yêu cầu riêng của từng khách hàng

Xuất khẩu dứa
Dứa chế biến được rất nhiều món ăn

Dứa sau khi đóng hộp sẽ được giữ lạnh ở kho lạnh có nhiệt độ 7 độ C với độ ẩm là 95% sau đó chờ đóng container xuất khẩu. Thời gian bảo quản của trái dứa là 1 tháng 15 ngày. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cách xuất khẩu dưa lưới | Mã Hs và quy trình thu hoạch và bảo quản chi tiết nhất .

Chứng từ cần thiết khi đưa ra thị trường xuất khẩu dứa

Khi xuất khẩu dứa hay bất kì nông sản ra nước ngoài cần đáp ứng nhũng giấy tờ thủ tục cần thiết như:

  • Hồ sơ chứng từ cần thiết khi làm thủ tục xuất khẩu dứa
  • Hợp đồng ngoại thương ( Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),
  • Bảng kê chi tiết hàng hoá (Packing List)
  • Giấy tờ chứng từ khác: Với mặt hàng là dứa thì cần có : Giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin) để hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu; giấy kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Thông qua bài viết mà vncomex đã tổng hợp sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về xuất khẩu dứa – mặt hàng nông sản đang được ưa chuộng ở nhiều thị trường trên thế giới hiện nay. Qua đó, có thêm kiến thức, chuẩn bị kĩ càng các giấy tờ để hàng hóa xuất khẩu thuận lợi nhất.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục