Xuất khẩu gỗ cao su hồ sơ hải quan cập nhật mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

   Mặc dù những năm gần đây giá trị kim ngạch của gỗ cao su và các sản phẩm từ cao su đều có xu hướng tăng trưởng mạnh. Các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cao su có đơn hàng nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn luôn lo lắng về việc duy trì hoạt động kinh doanh cũng như chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu. Vậy để xuất khẩu gỗ cao su sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ gì? Gỗ cao su có nằm trong danh mục bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu hay không?

Vncomex sẽ giải đáp toàn bộ những câu hỏi trên thông qua bài viết dưới đây nhé. Hãy cùng đón đọc nhé!

Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là loại gỗ được lấy từ thân cây cao su Hevea brasiliensis. Cây cao su là loài cây có đường kính trung bình màu sắc khá sáng, sau khi được khai thác hết nhựa sẽ được tận dụng để phục vụ nhu cầu đời sống.

xuất khẩu gỗ cao su
Cây cao su

Ưu điểm của gỗ cây cao su

– Gỗ cây cao su có đặc tính dễ gia công, có độ bám sơn, phẩm màu tốt.
– Độ cứng tốt và có cấu hình khá ổn định.
– Gỗ cây cao su có màu sắc tự nhiên khá đa dạng từ vàng đến nâu, màu vân rất đẹp được tận dụng để sản xuất đồ nội thất văn phòng đến nhà ở.
– Gỗ cây cao su rất thân thiện với môi trường, khi cháy sẽ không thải ra chất độc hại.
– Độ bền cao.
– Sản phẩm từ gỗ cao su khá mềm mại, tạo cảm giác thoải mái khi chạm vào.
– Giá thành từ gỗ cao su khá phù hợp.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ bạch đàn cần những thủ tục hải quan gì ?

Tiềm năng xuất khẩu gỗ cao su

Xuất khẩu gỗ cao su được đánh giá là một trong những ngành mũi nhọn đóng góp vào sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam. Với ngành xuất khẩu này đã tạo ra nguồn thu nhập cho 265.000 hộ dân và hơn 1.500 doanh nghiệp trong hệ thống cung ứng cao su với giá trị xuất khẩu ngày một gia tăng.

xuất khẩu gỗ cao su
Gỗ cao su được chế tác thành bàn ăn

Mỗi năm gỗ cao su mang lại nguồn ngoại tệ từ 1,7 – 1,8 tỷ USD chiếm hơn 20% tổng kim ngạch của ngành gỗ Việt Nam. Do đó, xuất khẩu gỗ cao su thuộc một trong 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ngành cao su. Thời gian gần đây các sản phẩm được làm từ gỗ cao su được người tiêu dùng trong nước và quốc tế ưu ái chọn lựa.

Trong thời kỳ năm 2015-2019 chỉ đạt 1,22 tỷ USD/ năm của năm 2015 nhưng tới năm 2019 giá trị đã tăng lên 2,38 tỷ USD. Nhờ vậy ngành gỗ cao su đã đóng góp vào tổng kim ngạch của ngành cao su từ 29,3% năm 2015 đến 33,6% năm 2019.

Quy định về việc xuất khẩu gỗ cao su

Theo điều 7 của thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ngày 12/02/2015 có quy định về những mặt hàng gỗ bị cấm xuất khẩu như sau:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.”

xuất khẩu gỗ cao su
Bàn ăn được làm từ gỗ cao su

Theo quy định trên thì gỗ cao su không thuộc danh mục bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp được phép xuất khẩu như hàng hóa thương mại thông thường. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tổng hợp hồ sơ hải quan cần thiết khi xuất khẩu gỗ dán mới nhất ?

Dẫn chứng pháp lý xuất khẩu gỗ cao su

Khi xuất khẩu gỗ cao su doanh nghiệp sẽ phải làm thủ tục hải quan dựa vào cơ sở pháp lý dưới đây:

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Văn bản do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn có quy định rõ ràng về hồ sơ Lâm sản cũng như hướng dẫn về việc kiểm tra nguồn gốc của lâm sản.
– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Đã được sửa đổi và bổ sung theo Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản.
– Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn cụ thể trong nghị định 187/2013/NĐ-CP về việc mua bán hàng hóa quốc tế ở lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.
– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Đây là văn bản đã được hợp nhất từ 2 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT về việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản và hồ sơ lâm sản hợp pháp.
– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Tại thông tư này có ban hành mã số HS của toàn bộ hàng hóa khi xuất nhập khẩu do bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quản lý.

xuất khẩu gỗ cao su
Tấm ván từ gỗ cây cao su

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ cao su

Theo khoản 5 điều 1 của thông tư số 39/2018/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại điều 16 TT38/2015 doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ cao su sẽ phải chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan bao gồm những chứng từ sau:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ cao su
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

xuất khẩu gỗ cao su
Cây cao su sau khi được thu hoạch

Việc xuất khẩu gỗ cao su đã mang lại nguồn ngoại tệ cho doanh nghiệp cũng như giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân khu vực trồng cây cao su. Hy vọng với những thông tin mà Vncomex vừa tổng hợp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu gỗ cao su được thuận lợi hơn.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục