Tư vấn hồ sơ, thủ tục xuất khẩu gỗ dăm bào mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

Củi vụn dăm bào, gỗ dăm bào, đầu mẩu… tưởng chừng là những “phế phẩm” của ngành gỗ Việt Nam. Nhưng nhờ sự nhạy bén nắm bắt nhu cầu của thị trường mà những năm gần đây những phế phẩm bỏ đi này đã mang về cho ngành gỗ Việt Nam từ 450-500 triệu USD. Trong đó gỗ dăm bào là sản phẩm được ưa chuộng hơn cả được dùng để sản xuất viên nén làm chất đốt năng lượng sạch thay thế cho nguồn khí đốt tự nhiên như than đá, xăng dầu…

Vì sao gỗ dăm bào đang là mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành gỗ Việt Nam những năm gần đây? Xuất khẩu gỗ dăm bào là một khái niệm còn khá xa lạ đối với nhiều doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu cần những chứng từ hồ sơ gì? Hãy cùng Vncomex tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Gỗ dăm bào là gì?

Gỗ dăm bào là phế phẩm được hình thành trong quá trình sản xuất và chế biến đồ gỗ. Gỗ thành phẩm sẽ được chế tác thành đồ nội thất thì những mẩu gỗ có kích thước nhỏ dưới 3cm sẽ được gọi là gỗ dăm bào .

xuất khẩu gỗ dăm bào
Gỗ dăm bào là gì?

Ứng dụng của gỗ dăm bào

Xuất khẩu gỗ dăm bào được ứng dụng trong một số lĩnh vực sau:

– Gỗ dăm bào để sản xuất ván ép
– Gỗ dăm bào để sản xuất hương nhang
– Gỗ dăm bào để làm bột giấy
– Gỗ dăm bào được dùng làm vật liệu đốt an toàn bảo vệ môi trường

Tiềm năng xuất khẩu gỗ dăm bào

Gỗ dăm bào là nguyên liệu chính để sản xuất các loại vật liệu công nghiệp, viên nén gỗ, bột giấy… Chính vì vậy nhu cầu sử dụng gỗ dăm bào ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước Châu Âu vào mùa lạnh rất nhiều. Với chi phí rẻ dễ bén lửa và nhiệt lượng cao hơn các nguyên liệu khí đốt truyền thống nên gỗ dăm bào là lựa chọn thay thế an toàn và tiết kiệm hơn rất nhiều.

xuất khẩu gỗ dăm bào
Ứng dụng của gỗ dăm bào

Mỗi năm doanh thu từ mặt hàng gỗ dăm bào mang về 1,5 tỷ USD cho ngành gỗ Việt Nam.

Những quy định pháp luật khi xuất khẩu gỗ dăm bào

Trong thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành vào ngày 12/02/2015 tại điều 7 và điều 8 mục 1 có nêu rõ những quy định cũng như hướng dẫn cụ thể trong việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có điều kiện và giấy phép xuất khẩu như sau:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

“Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ giẻ đỏ cần những thủ tục như thế nào ?

2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

Chiểu theo thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thì mặt hàng gỗ dăm bào không thuộc danh mục hạn chế xuất khẩu, cấm xuất khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp có thể xuất khẩu gỗ dăm bào sang thị trường nước ngoài mà không cần xin giấy phép xuất khẩu.

Dẫn chứng pháp lý khi xuất khẩu gỗ dăm bào

Khi xuất khẩu gỗ dăm bào sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần lưu ý những dẫn chứng pháp lý được chính phủ ban hành như sau:

  • Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Là văn bản do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định về sản phẩm lâm sản hợp pháp cũng như hướng dẫn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản
  • Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Đây là thông tư đã được sửa đổi bổ sung từ thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Quy định và hướng dẫn những thông tin có trong nghị định 187/2013/NĐ-CP về việc mua bán hàng hóa quốc tế ở lĩnh vực thủy sàn, lâm sản, lâm nghiệp.
  • Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Đây là văn bản hợp nhất của 2 thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT có những quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, cùng việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản.
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Ban hành mã số HS của từng loại hàng hóa khi xuất khẩu do Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý.

Một số hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dăm bào cần chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ dưới đây:

xuất khẩu gỗ dăm bào
Những lưu ý khi xuất khẩu gỗ dăm bào

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật

Khi xuất khẩu gỗ dăm bào hay bất kỳ mặt hàng lâm sản nào sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy đăng ký kiểm dịch thực vật. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bao gồm:

– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
– Mẫu lô bột gỗ cần cấp giấy chứng nhận
– Hợp đồng mua bán, invoice, packing list và vận đơn
– Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu được ủy quyền)

Giấy chứng nhận hun trùng

Giấy chứng nhận hun trùng sẽ được cấp phép tại bến cảng trước giờ tàu chạy 24 tiếng. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận hun trùng bao gồm:

– Giấy chứng nhận vận đơn đường biển
– Hóa đơn thương mại
– Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa . Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm xuất khẩu gỗ dầu cần những chứng từ gì ?

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ dăm bào

Tại cơ quan hải quan doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ như sau:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ dăm bào
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

Hy vọng với những thông tin mà Vncomex chia sẻ doanh nghiệp sẽ có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu gỗ dăm bào sang thị trường nước ngoài.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục