Xuất khẩu gỗ dầu cần chuẩn bị những chứng từ gì?

5/5 - (1 vote)

Gỗ dầu là gì? Doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ dầu cần chuẩn bị những chứng từ, hồ sơ nào? Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu gỗ dầu. Bài viết dưới đây Vncomex sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ nhé!

Gỗ dầu là gì?

Gỗ dầu còn có tên gọi là gỗ dổi hoặc gỗ dầu gió. Gỗ dầu gió sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở khu vực nhiệt đới gió mùa. Cây dầu gió trưởng thành có chiều cao lên tới 35-40m. Vỏ cây dầu gió có màu xám nhẵn, cành non xuất hiện lông và lá đơn.

xuất khẩu gỗ dầu
Gỗ dầu là gì?

Vì gỗ dầu gió có khả năng chống mối mọt tốt nên thường được dùng để làm đồ nội thất như giường tủ bàn ghế hoặc đòn tay gỗ, sàn gác gỗ…

Ưu điểm của gỗ dầu là gì?

– Gỗ dầu gió có đường vân đẹp nên có tính thẩm mỹ cao
– Gỗ dầu gió có thể dễ dàng kết hợp với nhiều đồ nội thất cao
– Không bị cong vênh mối mọt
– Gỗ dầu gió có độ bóng đẹp, dễ dàng lau chùi làm sạch

Những quy định pháp luật khi xuất khẩu gỗ dầu

Trong thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành vào ngày 12/02/2015 tại điều 7 và điều 8 mục 1 có nêu rõ những quy định cũng như hướng dẫn cụ thể trong việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa có điều kiện và giấy phép xuất khẩu như sau:

xuất khẩu gỗ dầu
Những lưu ý khi xuất khẩu gỗ dầu

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

“Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ dăm bào cần những thủ tục như thế nào ?

2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

Cũng như thông tư tại điều 7 và điều 8 phía trên thì gỗ dầu là loại gỗ không thuộc danh mục gỗ bị cấm xuất khẩu hay hạn chế xuất khẩu. Bởi vậy doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ dầu sẽ chỉ cần làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thông thường mà không cần xin giấy phép xuất khẩu.

Dẫn chứng pháp lý khi xuất khẩu gỗ dầu

Khi xuất khẩu gỗ căm xe sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần lưu ý những dẫn chứng pháp lý được chính phủ ban hành như sau:

xuất khẩu gỗ dầu
Gỗ dầu dùng làm đồ nội thất
  • Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Là văn bản do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quy định về sản phẩm lâm sản hợp pháp cũng như hướng dẫn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản
  • Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Đây là thông tư đã được sửa đổi bổ sung từ thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
  • Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Quy định và hướng dẫn những thông tin có trong nghị định 187/2013/NĐ-CP về việc mua bán hàng hóa quốc tế ở lĩnh vực thủy sàn, lâm sản, lâm nghiệp.
  • Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Đây là văn bản hợp nhất của 2 thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT có những quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, cùng việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản.
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Ban hành mã số HS của từng loại hàng hóa khi xuất khẩu do Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu gỗ tần bì mới nhất ?

Một số hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị

Để việc xuất khẩu gỗ dầu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng doanh nghiệp không thể bỏ qua những hồ sơ, chứng từ cần thiết dưới đây

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Gỗ dầu là mặt hàng lâm sản chính vì vậy khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bắt buộc doanh nghiệp cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Hồ sơ xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu gỗ dầu sẽ bao gồm:

– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
– Mẫu lô bột gỗ cần cấp giấy chứng nhận
– Hợp đồng mua bán, invoice, packing list và vận đơn
– Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu được ủy quyền)

xuất khẩu gỗ dầu
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu gỗ dầu

Giấy chứng nhận hun trùng

Để xin cấp giấy chứng nhận hun trùng khi xuất khẩu gỗ dầu doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ sau:

– Giấy chứng nhận vận đơn đường biển
– Hóa đơn thương mại
– Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa

xuất khẩu gỗ dầu
Giấy chứng nhận hun trùng khi xuất khẩu gỗ dầu

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ dầu

Hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi xuất khẩu gỗ dầu diễn ra thuận lợi bao gồm:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ dầu
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

Hy vọng với những thông tin về việc chuẩn bị hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu gỗ dầuVncomex tổng hợp sẽ giúp ích cho nhiều doanh nghiệp.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục