Xuất khẩu gỗ dương cập nhật hồ sơ cần thiết mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

Gỗ dương là gì? Gỗ dương được dùng để làm gì? Có xuất khẩu được gỗ dương sang thị trường nước ngoài hay không? Thủ tục xuất khẩu gỗ dương cần những chứng từ, hồ sơ gì? Nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định hoặc đang xuất khẩu mặt hàng này đừng bỏ qua bài viết dưới đây do Vncomex tổng hợp nhé!

Gỗ dương là gì?

Gỗ dương có tên tiếng anh là poplar. Gỗ dương sinh trưởng và phát triển ở những khu vực có khí hậu ôn hòa. Đặc tính của gỗ dương là khá cứng cây trưởng thành có chiều cao lên tới 49m và đường kính thân cây từ 2-2,4m. Tâm của cây gỗ dương có màu nâu xám nhẹ hoặc nâu nhạt vân gỗ sọc thẳng và ít có lỗi.

xuất khẩu gỗ dương
Thu hoạch gỗ dương để xuất khẩu

 

Gỗ của cây dương rất dễ gia công đặc biệt khi đóng đinh sẽ không bị nứt mặt do đó được người tiêu dùng tin tưởng chọn lựa.

Quy định về việc xuất khẩu gỗ dương

Để biết được gỗ dương có thuộc danh mục được phép xuất khẩu hay không? Hoặc được phép xuất khẩu nhưng cần giấy phép xuất khẩu doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dương cần nắm rõ thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành vào ngày 12/02/2015. Tại thông tư này có quy định rõ ràng về những loại gỗ bị cấm xuất khẩu hoặc được phép xuất khẩu nhưng phải có giấy phép xuất khẩu như sau:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

“Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ gia dụng cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào ?

2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

xuất khẩu gỗ dương
Hoa của cây gỗ dương

Như vậy mặt hàng gỗ dương không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp không cần xin giấy phép xuất khẩu. Để xuất khẩu gỗ dương doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng từ cần thiết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Dẫn chứng pháp lý khi xuất khẩu gỗ dương

Dẫn chứng pháp lý mà doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dương cần nắm rõ:

  • Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc Hội
  • Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính Phủ Về Quản lý Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và Thực thi Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
  • Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về Quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản
  • Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/09/2020 của Chính phủ Quy định Hệ thống Bảo đảm Gỗ hợp pháp Việt Nam
  • Thông báo số 296/TB-CTVN-HTQT ngày 27/11/2019 của Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam Về việc Công bố Danh mục các loài Động vật, Thực vật Hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
  • Nghị định 57/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ về Biểu thuế Xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗ hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP
  • Cùng các văn bản về thủ tục hải quan

Một số hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi xuất khẩu gỗ dương

Ngoài việc nghiên cứu thông tư nghị định quy định về việc xuất khẩu gỗ dương, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ dưới đây:

xuất khẩu gỗ dương
Những lưu ý khi xuất khẩu gỗ dương

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Vì gỗ dương là mặt hàng lâm sản nên khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài cần chuẩn bị giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

– Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
– Mẫu lô gỗ dương cần cấp giấy chứng nhận
– Hợp đồng mua bán, invoice, packing list và vận đơn
– Giấy ủy quyền của chủ hàng (nếu được ủy quyền)

Giấy chứng nhận hun trùng

Giấy chứng nhận hun trùng cũng là chứng từ cần thiết mà doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dương cần chuẩn bị:

xuất khẩu gỗ dương
Giấy chứng nhận hun trùng khi xuất khẩu gỗ dương

– Giấy chứng nhận vận đơn đường biển
– Hóa đơn thương mại
– Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa . Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép mà doanh nghiệp cần biết ?

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ dương

Tránh trường hợp việc thông quan hàng hóa gặp trục trặc, doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dương cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ dương
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

Thông qua bài viết này doanh nghiệp chắc hẳn đã nắm bắt được gỗ dương là mặt hàng không bị hạn chế xuất khẩu, cũng như nắm rõ được hồ sơ cần chuẩn bị. Từ đó doanh nghiệp xuất khẩu gỗ dương sẽ có kế hoạch rõ ràng trong việc chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục xuất khẩu. Theo dõi Vncomex để luôn cập nhập những kiến thức mới nhất nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục