Xuất khẩu gỗ ghép thanh – Những quy định chung được cập nhật mới nhất

5/5 - (1 vote)

Với đặc tính không mối mọt, cong vênh và có khả năng chống va đập tốt nên gỗ ghép thanh đã và đang được nhiều khách hàng yêu thích chọn lựa. Với lợi thế nhờ vùng nguyên liệu lớn cùng nguồn nhân công giá rẻ nên gỗ ghép thanh nhanh chóng trở thành mặt hàng xuất khẩu tiềm năng.

Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép thanh đang phải đối mặt với thuế xuất khẩu khá lớn. Hãy cùng Vncomex tìm hiểu những kinh nghiệm khi xuất khẩu gỗ ghép thanh nhanh chóng nhé!

Gỗ ghép thanh là gì?

Gỗ ghép thanh được sản xuất từ các nguyên liệu chính là gỗ thông, gỗ tràm, gỗ cao su… Những khối gỗ này sau khi được khai thác sẽ sơ chế là lựa chọn kỹ càng loại bỏ những khối gỗ không đạt tiêu chuẩn và đưa vào xưởng sản xuất. Thanh gỗ sẽ được xẻ hoặc cưa thành các khối nhỏ sau đó sẽ được người thợ ghép lại với nhau thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

xuất khẩu gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh là gì?

Ưu điểm của gỗ ghép thanh

Với những ưu điểm vượt trội dưới đây xuất khẩu gỗ ghép thanh đang dần trở thành mặt hàng triển vọng của nhiều doanh nghiệp.

  • Giá thành ưu đãi hơn nhiều so với các mặt hàng gỗ khác trên thị trường, gỗ ghép thanh phù hợp với sản phẩm nội thất mà vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Nhờ các công đoạn tẩm sấy và ngâm phụ gia nên gỗ ghép thanh có độ bền vượt trội không bị mối mọt hay ẩm mốc.
  • Gỗ ghép thanh được dùng để sản xuất nhiều vật dụng trong văn phòng, phòng làm việc, phòng ăn, tủ kệ….
  • Vì được ghép từ nhiều tấm gỗ nên đường vân của gỗ ghép thanh rất đẹp đáp ứng tính thẩm mỹ.
  • Nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn thì gỗ ghép thanh khi cháy sẽ không thải chất độc ra môi trường.

Tiềm năng khi xuất khẩu gỗ ghép thanh

Theo báo cáo thống kê chi tiết của Tổng cục Hải Quan trong năm 2019 giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ ghép thanh đạt 332,7 triệu USD, chiếm 2,9% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản. Như vậy so với năm 2018 giá trị xuất khẩu đã tăng lên 16.7%. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020 kim ngạch xuất khẩu gỗ ghép thanh đã đạt 181/5 triệu USD tăng hơn 20,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Gỗ ghép thanh vệ sinh làm sạch dễ dàng
Gỗ ghép thanh vệ sinh làm sạch dễ dàng

Những quy định chung về việc xuất khẩu gỗ ghép thanh

Tại điều 7 của thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ngày 12/02/2015 đã chỉ ra những quy định về việc cấm xuất khẩu các mặt hàng:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.”

Vậy theo thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT thì mặt hàng gỗ ghép thanh không bị hạn chế cấm xuất khẩu bởi vậy nên doanh nghiệp vẫn có thể xuất khẩu như hàng hóa thông thường dựa theo các quy định chung của pháp luật.

  >>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ dán cần những hồ sơ hải quan gì ?

Dẫn chứng pháp lý

Doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ghép thanh cần dựa theo các cơ sở pháp lý của nhà nước quy định như sau:

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Văn bản do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn có quy định rõ ràng về hồ sơ Lâm sản cũng như hướng dẫn về việc kiểm tra nguồn gốc của lâm sản.

– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Đã được sửa đổi và bổ sung theo Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản.

– Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Hướng dẫn cụ thể trong nghị định 187/2013/NĐ-CP về việc mua bán hàng hóa quốc tế ở lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản.

– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Đây là văn bản đã được hợp nhất từ 2 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT và Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT về việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của lâm sản và hồ sơ lâm sản hợp pháp.

– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Tại thông tư này có ban hành mã số HS của toàn bộ hàng hóa khi xuất nhập khẩu do bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quản lý.

Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu gỗ ghép thanh

Trong bộ luật Hải Quan tại điều 17 có quy định rất rõ ràng về địa điểm làm thủ tục hải quan mà doanh nghiệp cần nắm rõ như sau:

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.” Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cập nhật hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu gỗ keo mới nhất ?

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ ghép thanh

Theo khoản 5 điều 1 của thông tư số 39/2018/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại điều 16 TT38/2015 có quy định rõ ràng về việc doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ hải quan cần thiết khi xuất khẩu gỗ sang thị trường nước ngoài bao gồm:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ ghép thanh
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ ghép thanh bao gồm những gì?
Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ ghép thanh bao gồm những gì?

Hy vọng với những thông tin về hồ sơ hải quan, quy định chung về việc xuất khẩu gỗ ghép thanh sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu gỗ ghép thanh. Theo dõi Vncomex thường xuyên để cập nhập thêm nhiều kiến thức nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục