Cập nhật quy định mới nhất khi xuất khẩu gỗ sồi 2024

5/5 - (1 vote)

Gỗ sồi là gì? Ưu điểm của gỗ sồi cũng như đồ nội thất làm bằng gỗ sồi là gì? Có được xuất khẩu gỗ sồi sang thị trường nước ngoài hay không? Xuất khẩu gỗ sồi cần chuẩn bị những chứng từ gì? Bài viết dưới đây Vncomex sẽ giúp quý độc giả giải đáp những thắc mắc trên nhé!

Gỗ sồi là gì?

Gỗ sồi có tên tiếng anh là OAK. Đây là loại gỗ khá phổ biến ở các nước phương Tây và châu Âu. Các sản phẩm gỗ gia dụng từ cây Sồi luôn được người tiêu dùng đánh giá cao và được chọn lựa nhiều. Gỗ Sồi có đặc điểm khá cứng màu sắc tự nhiên và có độ bền vượt trội.

xuất khẩu gỗ sồi
Gỗ sồi là gì?

Phân loại gỗ sồi

Gỗ Sồi thường được phân loại theo 2 hình thức dưới đây

Phân loại gỗ sồi theo khu vực trồng: Gồm có 2 loại là gỗ sồi Nga và gỗ sồi Mỹ
Phân loại gỗ sồi theo màu sắc: Gồm có gỗ sồi Trắng và gỗ sồi Đỏ.

Ưu điểm của gỗ sồi là gì?

Sử dụng các sản phẩm từ gỗ sồi người tiêu dùng sẽ thấy được những ưu điểm vượt trội như sau:

– Sản phẩm từ gỗ sồi không bị cong vênh
– Sản phẩm từ gỗ sồi thân thiện với môi trường
– Sản phẩm từ gỗ sồi có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết
– Sản phẩm từ gỗ sồi có màu sắc hiện đại, sáng đẹp và nhẵn bóng

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ ván bóc cần những quy định như thế nào ?

Những quy định chung khi xuất khẩu gỗ sồi

Theo điều 7 và điều 8 mục 1 của thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ban hành ngày 12/02/2015 có những quy định và hướng dẫn cụ thể về việc cấm xuất khẩu và xuất khẩu có điều kiện và giấy phép như sau:

xuất khẩu gỗ sồi
Nội thất được làm từ gỗ sồi

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

“Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

Do vậy mặt hàng gỗ sồi không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Chính vì vậy có thể xuất khẩu gỗ sồi sang thị trường nước ngoài theo những quy định hiện hành của nhà nước.

Cơ sở pháp lý khi xuất khẩu gỗ sồi

Doanh nghiệp khi có nhu cầu xuất khẩu gỗ sồi cần nghiên cứu những quy định và thông tư dưới đây nhằm đảm bảo việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục diễn ra thuận lợi:

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định hồ sơ lâm sản được phép xuất khẩu

– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Đã được sửa đổi bổ sung từ thông tư về hồ sơ lâm sản

– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản

– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Công bố mã số HS của hàng hóa khi xuất khẩu và nhập khẩu do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý

Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu gỗ sồi

Theo điều 17 của bộ Luật Hải Quan khi xuất khẩu gỗ sồi doanh nghiệp cần lưu ý về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.” Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục xuất khẩu ván lạng mới nhất ?

Mã số HS của gỗ sồi

Mã số HS là mã số riêng biệt của từng mặt hàng khi thực hiện xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Mã số HS được quy định theo hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải Quan thế giới ban hành có tên gọi là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (HS – Harmonized Commodity Description and Coding System).

  • Mã số HS của gỗ sồi khi xuất khẩu là: 440391

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu

Hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp xuất khẩu gỗ sồi cần chuẩn bị bao gồm những chứng từ dưới đây là:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ sồi
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

xuất khẩu gỗ sồi
Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu gỗ sồi gồm những gì?

Bài viết trên đây Vncomex đã tổng hợp đầy đủ các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ sồi. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ có kế hoạch sản xuất và xuất khẩu gỗ sồi sang thị trường nước ngoài nhằm thu về lợi nhuận cao. Chúc doanh nghiệp thành công!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục