Thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép doanh nghiệp cần nắm rõ 2024

5/5 - (1 vote)

Tìm hiểu về gỗ ván ép và các thông tin về xuất khẩu gỗ ván ép thông qua bài viết dưới đây của Vncomex. 

Gỗ ván ép là gì? Khái niệm về gỗ ván ép

Gỗ ván ép là các lớp ván gỗ tự nhiên được láng mỏng, kích thước đồng đều, xếp chồng lên nhau một cách liên tục để tạo thành tấm gỗ có kích thước, độ dày đạt tiêu chuẩn. Các lớp gỗ được gắn với nhau bởi keo dán đặc chủng. Tuỳ vào tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng của sản phẩm đầu ra mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ dùng các loại gỗ, keo dán liên kết khác nhau. Hiện nay, gỗ ván ép trở thành mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng, các doanh nghiệp cũng có những bước đi đẩy mạnh xuất khẩu gỗ ván ép

Xuất khẩu gỗ ván ép
Tuỳ vào tiêu chuẩn sản xuất, chất lượng của sản phẩm đầu ra mà các doanh nghiệp, nhà sản xuất sẽ dùng các loại gỗ, keo dán liên kết khác nhau.

Thông thường, gỗ ván ép được làm từ các loại gỗ tự nhiên như: bạch đàn, gỗ bạch dương, lim xanh, trâm tía, kháo, gỗ lá kim, cao su, cây keo, gụ, óc chó, gỗ thông, cây lauan, cây bulo…

Công dụng của gỗ ván ép

Gỗ ván ép là vật liệu quan trọng đối với đời sống của con người. Loại gỗ này thậm chí có thể thay thế gỗ tự nhiên đắt đỏ, sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng, thiết kế nội – ngoại thất, công nghiệp đóng tàu… vì thế mà việc xuất khẩu gỗ ván ép hiện nay cũng khá được chú trọng trên thị trường.

Các điều kiện cần để xuất khẩu các loại gỗ ván ép

Căn cứ theo điều 7 thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 có quy định như sau:

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

  • Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.
  • Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

Cùng với đó, căn cứ theo điều 8 thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 có quy định về xuất khẩu gỗ ván ép và các sản phẩm từ gỗ theo điều kiện hoặc theo giấy phép:

       “1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ dương cần những hồ sơ như thế nào ?

Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

Xuất khẩu gỗ ván ép
Doanh nghiệp muốn xuất khẩu gỗ ván ép thì cần có giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.

Theo các quy định này, khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu gỗ ván ép thì cần có giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.

Quy trình xuất khẩu gỗ ván ép

Mặt hàng gỗ ván ép được làm từ nguyên vật liệu có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng, không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Vậy nên, doanh nghiệp có thể xuất khẩu gỗ ván ép như các loại hàng hoá thông thường khác. 

Xuất khẩu gỗ ván ép
Doanh nghiệp có thể xuất khẩu gỗ ván ép như các loại hàng hoá thông thường khác.

Hồ sơ hải quan để xuất khẩu gỗ ván ép bao gồm:

  • Tờ khai hải quan: Thực hiện theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. Trong trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán)
  • Packing List 
  • Bảng kê lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Bản chụp chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu gỗ ván ép theo quy định của pháp luật (áp dụng khi xuất khẩu lô hàng gỗ ván ép đầu tiên). 
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có): Hợp đồng này sẽ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu gỗ ván ép theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng chứng từ xác nhận của người giao ủy thác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu gỗ gõ đỏ mới nhất ?

Các giấy tờ kể trên có căn cứ pháp lý như sau: (tham khảo)

  • Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
  • Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
  • Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
  • Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Nhu cầu của thị trường gỗ ván ép thế giới rất lớn và ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể gặp khó khăn nhất định khi xuất khẩu mặt hàng này. Vì vậy, Vncomex hy vọng bài viết này đã giúp quý doanh nghiệp có thêm những thông tin quan trọng đối với việc xuất khẩu gỗ ván ép ra nước ngoài. 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục