Khi xuất khẩu gỗ vụn doanh nghiệp cần lưu ý những điểm gì?

5/5 - (1 vote)

Hiện nay, không chỉ gỗ thịt, gỗ thành phẩm mà ngay cả các loại gỗ vụn cũng được đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Vậy gỗ vụn là gì? Khi xuất khẩu gỗ vụn doanh nghiệp cần lưu ý những điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Vncomex

Gỗ vụn là gì? 

Gỗ vụn là những mảnh gỗ có kích thước từ nhỏ đến trung bình, được tạo ra từ các hoạt động chế biến, sản xuất đồ gỗ khác nhau như: mùn cưa, thanh gỗ nhỏ, gỗ vỡ,… 

Gỗ vụn không có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nếu biết tận dụng thì có thể tránh lãng phí, tiết kiệm hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã nắm bắt được điều này và bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu gỗ vụn.

xuất khẩu gỗ vụn
Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu gỗ vụn.

Quy trình và thủ tục xuất khẩu các loại gỗ vụn

Quy trình xuất khẩu gỗ vụn gần như được thực hiện như khi xuất khẩu các hàng hoá thông thường khác tuy nhiên cần làm thêm Kiểm Dịch Thực Vật và Hun Trùng trước khi xuất khẩu. Lý do là bởi gỗ vụn cũng có nguồn gốc từ tự nhiên, có nguy cơ dịch hại.

xuất khẩu gỗ vụn
Quy trình xuất khẩu gỗ vụn gần như được thực hiện như khi xuất khẩu các hàng hoá thông thường khác
  • Đăng ký kiểm dịch thực vật để xuất khẩu gỗ vụn:

Tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng gỗ vụn xuất khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật  trước 2-3 ngày tàu chạy. 

  • Hun trùng trước khi xuất khẩu gỗ vụn:

Hiện nay việc hun trùng được thực hiện rất đơn giản, khá tối ưu về mặt thời gian cho các doanh nghiệp. Vì thế việc làm thủ tục xuất khẩu gỗ vụn cũng trở nên nhanh chóng. Ví dụ:  Đối với phương pháp đóng hàng rất phổ biến hiện nay là pallet gỗ, công ty hun trùng sẽ phun thuốc lên pallet gỗ, sau đó đóng dấu xác nhận và cấp chứng thư hun trùng cho doanh nghiệp.

  • Bộ chứng từ cần thiết để được cấp chứng thư hun trùng 
  • Commercial Invoice
  • Packing list
  • Bill of Lading

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ óc chó cần thủ tục như thế nào ?

Bộ hồ sơ thủ tục xuất khẩu gỗ vụn và các loại gỗ bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu của cơ quan kiểm dịch)
  • Hợp đồng thương mại
  • Vận đơn (Bill of Lading)
  • Hoá đơn (Invoice)
  • Packing List
  • Giấy Kiểm Dịch Thực Vật (Phyto)
  • Chứng nhận Hun Trùng (Fumi)
  • Mẫu của lô hàng kiểm dịch xuất khẩu gỗ vụn

Nếu có thể mang mẫu sản phẩm lên, bộ phận tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ đồng thời với mẫu. Nếu hợp lệ sẽ được ký xác nhận và gửi số tiếp nhận.

Trong trường hợp không thể đem mẫu lên hoặc đem mẫu lên nhưng có nghi ngờ thì bộ phận tiếp nhận sẽ chuyển hồ sơ cho đội giám sát đến tận kho hoặc cảng kiểm tra. Sau đó,  ký xác nhận và gửi số tiếp nhận. 

>>> Tham khảo : Xuất khẩu cao su cần hồ sơ như thế nào ?

Cuối cùng, tiến hành khai báo thông tin lô hàng thông qua trang web của Chi Cục Kiểm Dịch Thực Vật. Trong vòng 24 giờ cơ quan sẽ gửi lại bản nháp chứng thư cho người đăng ký thủ tục xuất khẩu gỗ vụn

Sau đó, doanh nghiệp sẽ có bản nháp kiểm dịch thực vật để gửi cho bên nhập khẩu cùng kiểm tra. Nếu mọi thứ ổn, doanh nghiệp đến chi cục kiểm dịch thực vật đóng tiền để lấy giấy kiểm dịch thực vật.

xuất khẩu gỗ vụn
Gỗ vụn vẫn là mặt hàng làm từ gỗ nên các doanh nghiệp cần lưu ý nhiều điều khoản

Trong quá trình xuất khẩu gỗ vụn, các mặt hàng về gỗ thì các nhà kinh doanh cần lưu ý những điều sau:

Căn cứ Điều 7 và Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu gỗ vụn và sản phẩm gỗ: 

Điều 7. Cấm xuất khẩu

  • Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:
  • Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.
  • Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

  • Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.
  • Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.
  • Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

Nếu doanh nghiệp xuất khẩu gỗ vụn được làm từ một trong các loại gỗ không thuộc các nhóm trên thì có thể làm thủ tục xuất khẩu như các hàng hoá bình thường khác. Tuy nhiên, nếu gỗ vụn làm từ gỗ cấm khai thác thì sẽ không được xuất khẩu. 

Trên đây là những kinh nghiệm xuất khẩu gỗ vụnVncomex muốn gửi tới quý bạn đọc và doanh nghiệp, hy vọng sẽ giúp cho quá trình xuất khẩu gỗ vụn nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn! 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục