Quy trình xuất khẩu hạnh nhân ra nước ngoài mà doanh nghiệp nên biết

5/5 - (2 votes)

Hạt hạnh nhân là gì?

Những tưởng là một loại hạt nhưng trên thực tế hạnh nhân là một loại quả hạch. Hạnh nhân trong tiếng Anh là một từ có nguồn gốc Pháp amande.

xuất khẩu hạnh nhân
Hạnh nhân trong tiếng Anh là một từ có nguồn gốc Pháp amande.

Cây hạnh nhân phát triển như thế nào?

Cây hạnh nhân là một cây rụng lá, khi đạt độ phát triển có thể cao tới 10m. Lá của cây hạnh nhân có phiến lá rộng, răng cưa và hoa có màu trắng/ hồng nhạt vào đầu mùa xuân. Vào thời điểm mùa thu (sau 7 – 8 tháng khi cây hạnh nhân ra hoa) thì hạnh nhân trưởng thành, chín và sẵn sàng để thu hoạch. 

Thành phần dinh dưỡng của hạt hạnh nhân tốt cho sức khỏe con người 

Hạnh nhân cũng được biết đến là một trong những loại hạt “healthy”, tốt cho cơ thể và sức khỏe của con người. Cứ mỗi 100g hạt hạnh nhân sẽ có 20g Carbohydrat, 5g đường, 12g chất xơ, 22g protein, 51g các loại chất béo (gồm chất béo no, chất béo không no và các loại khác); cùng hàng loạt các loại vitamin như B1, B2, B3, B5, B6, B9, vitamin C, E và các khoáng chất như Canxi, Sắt, Magie, Phốt-pho, Kali, Kẽm,…

Nhìn qua những thành phần có trong hạnh nhân cũng có thể thấy giá trị dinh dưỡng của loại hạt này rất cao, có thể bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, hạt hạnh nhân cũng là thành phần chính trong các loại mỹ phẩm chăm sóc làm đẹp: sữa rửa mặt, mặt nạ, kem dưỡng. Thậm chí, hạt hạnh nhân còn hỗ trợ giảm cân thông qua thực đơn có thành phần hạt này, điều chỉnh một cách khoa học và phù hợp với thể trạng của từng người. 

>>> Xem thêm : Tìm hiểu về thủ tục, quy trình xuất khẩu gấc ?

Bên cạnh đó, hạnh nhân cũng hỗ trợ phòng ngừa, điều trị và cải thiện tình trạng của một số bệnh về tim mạch, tiểu đường, tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường trí não, hệ miễn dịch, chắc xương,… 

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nếu được ăn với chế độ thích hợp thì ăn hạnh nhân thâm chí còn giúp giảm cân. Đó là bởi nhiều chất béo lành mạnh có trọng hạt sẽ ức chế cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân nhẹ. 

Ứng dụng của hạnh nhân trong đời sống

Phần quả của cây hạnh nhân sau thu hoạch được tách lấy hạt. Trải qua nhiều công đoạn chế biến, hạt hạnh nhân mới đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo. Hạt hạnh nhân tươi sau khi được làm sạch thì có thể ăn trực tiếp. Khi ăn, mùi vị hạnh nhân tươi khá bùi béo, thơm ngậy, nhai kỹ có vị ngọt thanh. 

xuất khẩu hạnh nhân
Hạt hạnh nhân tươi sau khi được làm sạch thì có thể ăn trực tiếp

Hạnh nhân Việt Nam được trồng ở đâu?

Bởi hạnh nhân có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nên rất được yêu thích và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia. Việt Nam tuy không xuất khẩu hạnh nhân mạnh nhưng cũng có một số vùng trồng hạnh nhân lớn như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa,…

Sở dĩ được trồng nhiều ở các vùng trên là do đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của vùng này là gần nhất với đặc điểm thích nghi của cây hạnh nhân. Tuy nhiên sản lượng hạt hạnh nhân ở Việt Nam vẫn chưa cao và chất lượng cũng chưa đủ sức để cạnh tranh với hạt hạnh nhân nhập khẩu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình xuất khẩu hoa quả ở Việt Nam

Mã HS code để xuất khẩu hạnh nhân

Hạt hạnh nhân thuộc Chương 8: Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa

Mã HS code để xuất khẩu hạnh nhân như sau:

08021100 : Hạnh nhân chưa bóc vỏ

08022200 : Hạnh nhân đã bóc vỏ 

xuất khẩu hạnh nhân

Quy trình xuất khẩu hạnh nhân ra nước ngoài mà doanh nghiệp nên biết

Hạnh nhân là mặt hàng thuộc nhóm thực phẩm, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên khi làm thủ tục xuất khẩu hạnh nhân ra thị trường khác, doanh nghiệp phải chuẩn bị các giấy tờ kiểm dịch cho loại quả này:

  • Giấy chứng nhận hun trùng
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Như vậy, quy trình làm thủ tục xuất khẩu hạnh nhân (tươi) sẽ bao gồm các bước sau đây: 

Bước 1: Sắp xếp và đóng các thùng hàng hạnh nhân vào các container. Tiếp theo, tiến hành kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm cho lô hàng xuất khẩu hạnh nhân

Bước 2: Thực hiện hun trùng 

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, các chứng từ, thủ tục hải quan liên quan cho lô hạnh nhân xuất khẩu

Bước 4: Thông quan lô hàng xuất khẩu hạnh nhân. Cuối cùng là chuẩn bị chứng từ, hồ sơ cần thiết cho các bên mua hàng, nhập khẩu. 

Các giấy tờ hải quan cần chuẩn bị để xuất khẩu hạnh nhân

Ngoài các giấy chứng nhận, kiểm dịch thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm thì các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị thêm những giấy tờ sau để xuất khẩu hạnh nhân:

  • Invoice – Hóa đơn mua bán
  • Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật
  • Fumi – Giấy Chứng nhận đã hun trùng 
  • C/O – Certificate of Origin – Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng (nếu có yêu cầu từ bên nhập khẩu)

Cám ơn các bạn đã tham khảo chia sẻ của vncomex về cây hạnh nhân cũng như quy trình, giấy tờ thủ tục cần chuẩn bị để xuất khẩu hạnh nhân.

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục