Chi tiết quy trình xuất khẩu hành sang thị trường nước ngoài

5/5 - (1 vote)

Thủ tục xuất khẩu hành sang thị trường nước ngoài cần thực hiện những bước nào, giấy tờ nào? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vncomex sẽ giải đáp chi tiết cho doanh nghiệp về thủ tục làm hải quan, giấy kiểm dịch, giấy chứng nhận CQ, CO….

xuất khẩu hành
Những lưu ý khi xuất khẩu hành

Mã số HS của hành

Khi xuất khẩu hành doanh nghiệp phải tra chính xác mã số HS của hàng hóa mình sẽ xuất khẩu. Đây là mã số dùng để phân loại hàng hóa trên toàn thế giới do tổ chức Hải quan thế giới WCO cấp phát. Tên thường gọi là” Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”- HS – Harmonized Commodity Description and Coding System. Thông qua mã số HS này đơn vị hải quan sẽ áp dụng thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu tương ứng cho doanh nghiệp đó.

Mô tả mặt hàng Mã HS
Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây, mặt hàng hành tỏi tây, tỏi tươi hoặc hành tỏi ướp lạnh 0703
Hành tây, hành và hẹ 070310
Hành tây loại củ giống 07031011
Loại khác 07031019
Hành hẹ loại củ giống 07031021
Loại khác 07031029

Bộ chứng từ hải quan

Bộ chứng từ của doanh nghiệp khi xuất khẩu hành cần chuẩn bị như:

– Tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa
– Hóa đơn thương mại- invoice
– Tem nhãn bằng tiếng Anh, Pháp, Nhật…. dựa theo ngôn ngữ mà quốc gia sẽ nhập khẩu hàng hóa
– Hóa đơn mua hàng hoặc bảng kê khai chi tiết thu mua có giấy xác nhận hoặc công chứng của cơ quan có thẩm quyền
– Giấy các nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa C/O
– Giấy giác nhận chất lượng sản phẩm C/Q
– Giấy kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu(phytosanitary)
– Giấy chứng nhận vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải đường biển, đường bộ hoặc đường hàng không.

Chi tiết quy trình xuất khẩu hành sang thị trường nước ngoài.

Vncomex sẽ chia sẻ chi tiết quy trình xuất khẩu hành sang thị thường nước ngoài với những bước dưới đây:

Tìm kiếm đối tác

Để xuất khẩu được hành sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác có nhu cầu nhập khẩu hành. Sau khi đã tìm được đối tác cần làm hợp đồng thương mại thỏa thuận giữa 2 bên. Trong hợp đồng mua bán cần có đầy đủ các thông tin như:

– Thông tin về người mua
– Thông tin về người bán
– Tên mặt hàng cần xuất khẩu
– Số lượng hàng hóa xuất khẩu
– Chất lượng hàng hóa xuất khẩu
– Chủng loại hàng hóa xuất khẩu
– Quy cách đóng gói hàng hóa
– Quy cách bảo quản hàng hóa
– Đơn giá hàng hóa thỏa thuận giữa hai bên
– Phương thức vận chuyển hàng hóa
– Phương thức thanh toán
– Thời gian giao hàng
– Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa bên mua và bên bán
– Đền bù bồi thường hợp đồng

xuất khẩu hành
Hành tím xuất khẩu

Chuẩn bị hàng hóa, đóng gói và bảo quản hàng hóa xuất khẩu

Sau khi đã thỏa thuận hợp đồng giữa bên mua và bên bán doanh nghiệp xuất khẩu hành sẽ phải chuẩn bị hàng hóa theo đúng số lượng và chất lượng đã thỏa thuận theo hợp đồng. Khi doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa chuẩn bị hàng hóa sớm sẽ giúp doanh nghiệp đó có thêm thời gian để chuẩn bị cũng như rà soát lại toàn bộ các công đoạn như thu hoạch sản phẩm, sàng lọc, loại bỏ sản phẩm hư hỏng, làm sạch và đóng gói hàng hóa diễn ra thuận tiện hơn. Đóng gói sản phẩm theo nội dung tem nhãn phụ ngôn ngữ quốc gia nhập khẩu. Bảo quản hàng hóa chống mối mọt, vi khuẩn xâm nhập…..

>>> Xem thêm : Thủ tục cấp phép khi xuất khẩu tinh bột sắn ?

Chuẩn bị chứng từ xuất khẩu hành

Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị khi xuất khẩu hành bao gồm:

– Hợp đồng mua bán
– Invoice
– Packing list
– Hóa đơn mua bán hàng hóa

xuất khẩu hành
Thủ tục hải quan khi xuất khẩu hành

Mặc dù hiện nay bộ hồ sơ hải quan không nhất thiết phải có hợp đồng mua bán hàng hóa và packing list tuy nhiên nhằm đảm bảo việc xuất khẩu diễn ra thuận lợi doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị đầy đủ. Tránh trường hợp khi kiểm tra đối chiếu chứng từ như kiểm dịch thực vật tên hàng, số lượng hàng hóa, tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu có chính xác hay không.

Nội dung tờ khai hải quan, kiểm dịch thực vật, vận đơn hàng hóa đồng nhất với hợp đồng, invoice. Nếu trường hợp thông tin không đồng nhất sẽ gây cản trở doanh nghiệp phát sinh thêm những chi phí không đáng có như: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hóa, hoặc các chi phí phát sinh khác….

Chuẩn bị thủ tục kiểm dịch thực vật

Để xác nhận hàng hóa xuất khẩu có đạt chất lượng hay không cần phải có giấy kiểm dịch thực vật. Thông qua giấy kiểm dịch thực vật đối tác nhập khẩu sẽ xác nhận được chất lượng sản phẩm mà mình sẽ nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu cần tham khảo các điều kiện kiểm dịch mà đối tác sẽ yêu cầu như: xử lý nhiệt độ, hun trùng, tiêu chuẩn ủ hóa chất. Khi kiểm dịch cơ quan kiểm dịch sẽ xuống doanh nghiệp để lấy mẫu kiểm tra hàng hóa. Do đó doanh nghiệp cần chuẩn bị hàng hóa sạch sẽ, đóng gói theo đúng quy trình số lượng và chất lượng…. Hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu có thể đăng ký kiểm dịch thực vật thông qua cổng thông tin một cửa quốc tại một số cảng xuất nhập khẩu. Nhờ chính sách đó mà doanh nghiệp xuất khẩu hành sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí hơn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tiềm năng xuất khẩu trứng gia cầm của Việt Nam ?

Thông quan tờ khai hải quan

Doanh nghiệp xuất khẩu hành khi làm thủ tục hải quan cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như:

– Tờ khai báo hải quan
– Giấy giới thiệu
– Invoice
– Booking

Những giấy tờ này khi gửi lên hệ thống điện tử V5 của hải quan cần scan và có chữ ký điện tử. Chứng từ phải đầy đủ, thông tin trùng khớp thì sẽ được bộ phận hải quan thông quan hàng hóa. Khi doanh nghiệp có tờ khai hải quan luồng xanh vẫn cần phải có chữ ký điện tử đính kèm các hồ sơ lên hệ thống V5 của hải quan để phục vụ cho việc thanh tra kiểm tra nếu có sau này của cơ quan hải quan

Thủ tục chứng nhận nguồn gốc xuất xứ C/O

Ngoài những giấy tờ kể trên doanh nghiệp khi xuất khẩu hành cần phải có giấy xác nhận nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Để có giấy xác nhận này doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ như sau:

– Tờ khai thông quan
– Invoice
– Vận đơn xác nhận vận chuyển hàng hóa
– Bảng kê chi tiết mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn mua hàng

Sau khi doanh nghiệp có giấy xác nhận xuất xứ hàng hóa C/O thì đơn vị nhập khẩu sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nhờ vào quy định ưu đãi về thuế khi nhập khẩu. Nhờ vào đó doanh nghiệp sẽ tăng khả năng cạnh tranh và bán được nhiều hàng hóa hơn. Do đó doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa nên lưu ý về vấn đề này nhằm mang lại lợi nhuận của chính doanh nghiệp mình và đối tác nhập khẩu hàng hóa.

Trên đây là toàn bộ quy trình xuất khẩu hành vncomex muốn chia sẻ cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp của bạn còn thắc mắc vấn đề gì về việc xuất khẩu hàng hóa, hay thủ tục hải quan… hãy liên hệ với vncomex để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục