Thủ tục xuất khẩu hạt tiêu mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu do đó dẫn tới chậm trễ trong thủ tục hải quan khiến cho hàng hóa bị ùn ứ không xuất khẩu được ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy khi xuất khẩu hạt tiêu có những loại thủ tục, hồ sơ nào? Bài viết dưới đây vncomex sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về việc xuất khẩu hạt tiêu chi tiết được cập nhập mới nhất 2022!

xuất khẩu hạt tiêu
Những lưu ý khi xuất khẩu hạt tiêu

Tiềm năng xuất khẩu hạt tiêu

Theo thống kê của tổ chức hạt tiêu quốc tế IPC sản lượng hạt tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới trong năm 2020 đạt hơn 459.000 tấn tăng hơn 2% so với năm 2019. Việt Nam là quốc gia chiếm 60% sản lượng hạt tiêu xuất khẩu tiêu trên thế giới là 282.000 tấn.

Nhu cầu sử dụng hạt tiêu trên thế giới đang ở mức 510.000 tấn/ năm và nhu cầu sử dụng mỗi năm đều tăng từ 2-3%. Do đó tiềm năng xuất khẩu hạt tiêu trong thời gian tới là rất lớn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình và thủ tục xuất khẩu gạo.

Cập nhập những thủ tục khi xuất khẩu hạt tiêu.

Để việc xuất khẩu hạt tiêu được thuận lợi doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

Điều kiện kinh doanh xuất khẩu hạt tiêu

Tuy nhiên tùy thuộc vào từng loại thực phẩm khi xuất khẩu vẫn cần phải đáp ứng những quy định dưới đây:

– Quy định riêng về việc sử dụng phụ gia dành cho thực phẩm, chất hỗ trợ trong chế biến sản xuất thực phẩm
– Quy định về bao bì đóng gói và ghi nhãn thực phẩm
– Quy định về việc bảo quản thực phẩm.

Trong điều 19 của luật an toàn thực phẩm với những cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm cần phải đáp ứng:
– Địa điểm sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo khoảng cách an toàn với khu vực dễ bị lây nhiễm với các yếu tố gây hại khác
– Địa điểm sản xuất kinh doanh thực phẩm phải đạt yêu cầu về kỹ thuật sản xuất
– Địa điểm sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có đầy đủ nguyên vật liệu để sản xuất và đóng gói đạt tiêu chuẩn. Có đầy đủ trang thiết bị khử trùng khử khuẩn, thiết bị phòng và chống côn trùng và động vật gây hại…
– Địa điểm sản xuất kinh doanh thực phẩm phải có hệ thống xử lý chất thải, hệ thống phải hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật về việc bảo vệ môi trường sống xung quanh.
– Địa điểm sản xuất kinh doanh thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phải lưu trữ hồ sơ về nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, giấy tờ tài liệu liên quan đến sản xuất kinh doanh thực phẩm
– Địa điểm sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về sức khỏe của người vận hành sản xuất thực phẩm.

Mã số HS của hạt tiêu

– Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”;

– Áp dụng 06 (sáu) quy tắc ban hành kèm Thông tư 103/2015/TT-BTC về việc ban hành hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam để xác định mã HS chi tiết phù hợp cho hàng hóa.

– Đối với mặt hàng Hạt tiêu đen chưa xay hoặc chưa nghiền “Hạt tiêu thuộc chi Piper” bạn đọc có thể tham khảo mã HS: 0904.11.20

  • Mã số HS của hạt tiêu đen là:09041120
  • Mã số HS của hạt tiêu trắng là:09041110

>>> Xem thêm : Xuất khẩu nhãn – cần lưu ý những điểm gì ?

Thuế xuất khẩu hạt tiêu

Theo nghị định 122/2016/NĐ/CP do chính phủ ban hành ngày 01/09/2016 có quy định về bảng thuế phí khi xuất khẩu, danh mục hàng hóa với mức thế ưu đãi, và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu thì hạt tiêu thuộc danh mục phân ở nhóm thuế 09.04. Với nhóm thuế này hạt tiêu khi xuất khẩu sẽ không phải đóng thuế.

xuất khẩu hạt tiêu
Tiềm năng phát triển nhờ hạt tiêu

Hồ sơ và quy trình xuất khẩu hạt tiêu

Tại điều 16 và 18 theo thông tư 38/2015/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành vào ngày 25/03/2015 quy định hồ sơ xuất khẩu cần có:

– Invoice (Hóa đơn thương mại)
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
– Bill Of Lading (Vận đơn)
– Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
– Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Những lưu ý khi bảo quản hạt tiêu

– Hạt tiêu phải được bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát không bị ẩm mốc
– Độ ẩm ở khu vực bảo quản hạt tiêu phải đạt 12-13% không lẫn tạp chất
– Bảo quản hạt tiêu bằng bao bì với 2 lớp bên trong là ni-lông với tác dụng ngăn chặn nấm mốc, bên ngoài bao bì có thể dùng vải bao bố
– Hạt tiêu được để lên palet hoặc kệ ở kho thông thoáng
– Khu vực bảo quản hạt tiêu không chứa hóa chất, nấm mốc, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
– Kiểm tra định kỳ khu vực bảo quản tiêu, lên phương án xử lý kịp thời khi phát hiện dấu hiệu bất thường

xuất khẩu hạt tiêu
Mã HS của hạt tiêu khi xuất khẩu là bao nhiêu?

Hy họng với bài viết mà vncomex vừa chia sẻ quý doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức về việc xuất khẩu hạt tiêu. Từ đó doanh nghiệp sẽ có thêm định hướng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa trong thời gian tới. Cám ơn quý độc giả đã theo dõi kính chúc bà con nông dân trồng hạt tiêu có mùa màng bội thu, doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu có doanh thu tốt nhất.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục