Quy trình xuất khẩu hoa quả ở Việt Nam

5/5 - (1 vote)

   Tính đến năm 2021, diện tích cây ăn quả của Việt Nam khoảng 1,14 triệu, đạt sản lượng khoảng 12,6 triệu tấn/năm. Các loại hoa quả, trái cây ở Việt Nam được xuất khẩu tới hơn 60 quốc gia, chiếm gần 1% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trên thế giới. Các doanh nghiệp ở Việt Nam liệu đã nắm rõ quy trình xuất khẩu hoa quả ở Việt Nam? Vncomex  sẽ giới thiệu về quy trình xuất khẩu hoa quả thông qua bài viết dưới đây. 

xuất khẩu hoa quả

Kiểm tra xem hoa quả có được phép xuất khẩu vào thị trường hay không?

Bước đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm khi xuất khẩu hoa quả đó là  kiểm tra xem hoa quả ở Việt Nam đã được phép xuất khẩu vào thị trường nhập khẩu chưa. Các doanh nghiệp có thể kiểm tra theo hai cách đó là: 

  • Liên hệ trực tiếp đến Bộ Công Thương Việt Nam và kiểm tra xem mặt hàng hoa quả xuất đi có bị hạn chế về phía nước nhập khẩu hay không. 
  • Trao đổi với bên nhập khẩu xem bên nước nhập khẩu có thể làm thủ tục nhập khẩu loại quả đó từ Việt Nam vào hay không

xuất khẩu hoa quả

Thủ tục xuất khẩu hoa quả cập nhất mới nhất

Dựa theo quy định của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, hoa quả thuộc mặt hàng cần phải làm kiểm dịch thực vật nên các thủ tục cần thực hiện đối với mặt hàng này là: 

– Bước 1:  chuẩn bị các giấy tờ cần thiết

Đối với hàng nông sản, hoa quả thì giấy tờ xuất khẩu cũng không quá phức tạp mà đơn giản: 

  • Quality of Certificate: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm được bên nhập khẩu yêu cầu. 
  • Phytosanitary: giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, chứng minh thực vật có nguồn gốc rõ ràng, không nhiễm, chứa các chất gây hại.

Bộ chứng từ làm thủ tục xuất khẩu hoa quả:

  • Hợp đồng thương mại
  • Invoice – Hóa đơn mua bán
  • Tờ khai xuất nhập khẩu hải quan
  • Certificate of Origin:  Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ 

Bước 2: Shipping mark – Dán nhãn vận chuyển 

Dán nhãn vận chuyển được làm để đảm bảo cho các khâu xuất khẩu hoa quả thuận lợi và quá trình vận chuyển suôn sẻ, không gặp tình trạng nhầm lẫn hàng hóa. 

Khi thực hiện việc xuất khẩu hoa quả (Kể cả trong trường hợp bên nhập khẩu không có yêu cầu về shipping mark), doanh nghiệp vẫn nên có shipping mark dán ngoài các kiện chứa hàng để giảm thiểu tối đa các rủi ro trong lúc vận chuyển. 

Nội dung shipping mark bao gồm: 

  • Tên đầy đủ của hoa quả được viết bằng tiếng Anh
  • Tên đơn vị đã sản xuất/xuất khẩu mặt hàng hoa quả 
  • Tên đơn vị thực hiện nhập khẩu hoa quả 
  • Mark MADE IN VIETNAM 
  • Số thứ tự kiện/tổng số kiện vận chuyển

Bên cạnh đó, có thể thêm các thông tin về Số hợp đồng/invoice trên shipping mark để dễ dàng theo dõi trong quá trình vận chuyển hàng hóa. 

Nhìn chung, thủ tục xuất khẩu hoa quả tương đối đơn giản, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tương tự mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên điều quan trọng nhất đó là bổ sung kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. 

>>> Xem thêm : Quy trình xuất khẩu hạnh nhân ?

Cẩn thận hơn, doanh nghiệp có thể thêm các lưu ý sắp xếp, vận chuyển hàng hóa một cách cẩn thận như: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ,…

xuất khẩu hoa quả

Chi phí và thời gian xuất khẩu hoa quả doanh nghiệp nên biết

Sau đây Vncomex cung cấp một số thông tin về thuế phí và thời gian vận chuyển mặt hàng hoa quả mà doanh nghiệp nên biết: 

– Thuế phí khi xuất khẩu hoa quả ra nước ngoài

Thuế VAT: Thuế VAT với các mặt hàng hoa quả xuất khẩu là 0%.

Thuế xuất khẩu: Hoa quả không thuộc vào danh mục các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Doanh nghiệp, cá nhân khi xuất khẩu hoa quả không cần nộp loại thuế này. 

– Chi phí và thời gian xuất khẩu hoa quả

Tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, mức độ yêu cầu chất lượng của hàng hóa xuất khẩu hoa quả mà chi phí và thời gian xuất khẩu cũng có sự khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tìm hiểu về quy trình xuất khẩu đỗ xanh .

Mã HS code để xuất khẩu hoa quả

Việc xác định chi tiết mã HS các loại hoa quả phải dựa vào tính chất, thành phần cấu tạo,…Căn cứ từng loại hoa quả, thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan để xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.

 Một số loại mã HS của hoa quả để doanh nghiệp tham khảo:

08011100: Dừa đã qua công đoạn làm khô –  Hoa quả tươi

08011200: Dừa còn nguyên sọ – Hoa quả tươi

08012100: Quả hạch chưa bóc vỏ Brazil – Hoa quả tươi

08012200: Quả hạch đã bóc vỏ Brazil – Hoa quả tươi

08013100: Hạt điều chưa bóc vỏ – Hoa quả tươi

08013200: Hạt điều đã bóc vỏ – Hoa quả tươi

0803: Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô – Hoa quả tươi

08045010: Quả ổi – Hoa quả tươi

08045020: Quả xoài – Hoa quả tươi

08045030: Quả măng cụt – Hoa quả tươi

08044000: Quả bơ – Hoa quả tươi

08051010: Quả cam – Hoa quả tươi

08061000: Quả nho – Hoa quả tươi

08071100: Dưa hấu – Hoa quả tươi

08105000: Quả kiwi – Hoa quả tươi

09091000: Quả anh đào (cherry) – Hoa quả tươi

Trên đây là các thủ tục xuất khẩu hoa quả Vncomex muốn gửi đến quý bạn đọc và doanh nghiệp. Hy vọng các thông tin hữu ích này sẽ giúp cho quy trình xuất khẩu hoa quả của bạn được thuận lợi, trơn tru hơn. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục