Thủ tục xuất khẩu jeans dành cho các doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)

   Jeans là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam cũng đã và đang trở thành “công xưởng” sản xuất jeans lớn trên thế giới và các sản phẩm đạt độ chuẩn nhất định để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Cùng Vncomex tìm hiểu về xuất khẩu jeans thông qua bài viết dưới đây. 

Khái niệm về vải jeans

Vải jeans hay còn gọi là vải bò, là loại vải được dệt từ 2 loại sợi. Sợi vải màu xanh chàm, một sợi có chất liệu là cotton duck, sợi còn lại là chất liệu bông thô. Nhờ sự co giãn, đàn hồi tương đối tốt mà loại vải này mang đến sự năng động, trẻ trung và thoải mái cho người mặc. Mặc dù đã xuất hiện từ lâu nhưng vải jeans vẫn là “nàng thơ” và là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế, là mục tiêu săn đuổi của nhiều tín đồ thời trang. 

>>> Tham khảo : Xuất khẩu bít tất cần những quy trình như thế nào ?

Hiện nay, vải jeans chủ yếu được ứng dụng trong ngành công nghiệp thời trang. Các sản phẩm thời trang từ chất liệu này đa dạng kiểu dáng, chủng loại: quần jeans, áo sơ mi, áo khoác, quần sooc, chân váy, giày, mũ… vì tính chất của loại vải này khá nóng  nên nó không bao giờ được sử dụng để làm quần áo đồng phục và cũng chưa đạt đủ độ trang trọng để làm trang phục dự sự kiện quan trọng. Ngoài ra, loại vải này còn được dùng để làm nên nhiều món đồ trang trí nội thất bắt mắt như: rèm cửa, bọc ghế sofa, chăn gối, thảm,…Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu tổng quan về xuất khẩu giầy ở Việt Nam ?

xuất khảu jeans
Ngoài ra, loại vải này còn được dùng để làm nên nhiều món đồ trang trí nội thất bắt mắt như: rèm cửa, bọc ghế sofa, chăn gối, thảm,…

Ưu điểm của vải jeans

  • Độ bền cao: Vải jeans có độ bền cao, không dễ sờn, rách hay xô chỉ như nhiều loại vải khác. Các sản phẩm thời trang từ vải jeans có thể sử dụng trong một khoảng thời gian dài lên đến 10 năm nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách.
  • Thoải mái: Một số loại vải jeans được pha nhiều poly nên mềm mại, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc. Vậy nên, bạn có thể mặc jeans trong mọi hoàn cảnh, mọi thời tiết. Hơn nữa, vải jeans không dễ rách nên thích hợp để lao động chân tay hoặc hoạt động ngoài trời.
  • Vải jeans tạo nên sự phong cách, cá tính: Vải jeans còn có khả năng tạo nên phong cách ấn tượng, cá tính tuyệt vời cho người mặc. Đặc biệt, quần jeans còn là “vũ khí” quyến rũ, tôn dáng của các chị em phụ nữ.
  • Dễ bảo quản, dễ vệ sinh: Do có độ bền tốt nên có thể thoải mái chọn phương pháp giặt mà không sợ vải bị rách, sờn.
xuất khảu jeans
Đặc biệt, quần jeans còn là “vũ khí” quyến rũ, tôn dáng của các chị em phụ nữ.

Cách bảo quản đồ từ vải jeans

  • Khi mua quần áo từ vải jeans, hãy giặt qua lần đầu trước khi mặc để giảm bớt bụi cũng như các chất hóa học còn sót trên lớp vải. 
  • Lộn mặt trái của sản phẩm trước khi giặt để hạn chế bay màu vải.
  • Không nên sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh trong quá trình giặt quần jeans
  • Nên dùng móc chuyên dụng để phơi đồ từ vải jeans.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu quần có tiềm năng và cơ hội trong những năm gần đây ?

Về thủ tục xuất khẩu jeans

Doanh nghiệp khi xuất khẩu jeans cần lưu ý về những quy định của pháp luật cũng như hồ sơ, chứng từ cần thiết khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa.

Về địa điểm, thủ tục hải quan xuất khẩu jeans

Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu jeans được quy định tại Điều 17 Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.” Ngoài ra quy trình cập nhật xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động cũng cần được quan tâm bởi nó sẽ giúp bạn biết thêm thông tin cũng như tạo điều kiện xuất khẩu một cách thuận lợi.

Giấy phép xuất khẩu jeans

Căn cứ mục 4 Phụ lục II Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài” thì khi xuất khẩu các hàng hóa theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, các công ty xuất khẩu phải xin giấy phép của bộ Công Thương. Tuy nhiên, đồ jeans, quần áo jeans không thuộc danh mục phải xin giấy phép xuất khẩu nên các doanh nghiệp xuất khẩu jeans có thể bỏ qua bước này. 

xuất khảu jeans
Đồ jeans, quần áo jeans không thuộc danh mục phải xin giấy phép xuất khẩu nên các doanh nghiệp xuất khẩu jeans có thể bỏ qua bước này.

Thuế suất xuất khẩu jeans

Để biết mức thuế xuất khẩu phải nộp, doanh nghiệp xác định mã HS của các sản phẩm làm từ jeans.

Mã HS của jeans nằm trong khoảng HS Code 6101- 6117. Dựa vào cấu tạo của loại vải jeans của doanh nghiệp sản xuất,  có thể xác định được thuế suất xuất khẩu jeans

Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh xuất khẩu các loại  hàng hóa liên quan đến vải denim, vải jeans, đặc biệt là vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên các cơ sở, xưởng may ở Việt Nam chỉ là xưởng may gia công cho các nhãn hiệu nổi tiếng quốc tế nên lợi nhuận không quá nhiều. Vncomex hy vọng bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ càng khi xuất khẩu jeans ra nước ngoài, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục