Thủ tục làm giấy phép an toàn thực phẩm khi xuất khẩu lạc năm 2024

5/5 - (1 vote)

   Lạc là loại thực phẩm còn có tên gọi khác là đậu phộng được xếp cùng với các loại thực phẩm khác như: đậu xanh, đậu đen, đậu nành, đậu lăng. Lạc là thực phẩm chứa nhiều chất đạm, chất xơ và chất béo nên cung cấp khá nhiều dinh dưỡng cho người dùng. Nhờ những lợi ích về sức khỏe mà hạt lạc mang lại nên nhu cầu sử dụng lạc đang ngày càng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Do đó nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang đẩy mạnh việc xuất khẩu lạc. Trong quá trình xuất khẩu lạc có 1 loại giấy phép mà bất kì doanh nghiệp nào cũng cần đến đó chính là giấy phép an toàn thực phẩm.

Xuất khẩu lạc
Thủ tục xuất khẩu lạc

Để nhận được giấy phép an toàn thực phẩm doanh nghiệp xuất khẩu lạc sẽ cần làm những thủ tục gì? Thực hiện các thủ tục đó ra sao? Bài viết này vncomex sẽ giúp bạn đọc giải đáp nhé! Hãy cùng nhau đón đọc.

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm lạc là gì?

Giấy phép an toàn thực phẩm là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh sản xuất thực phẩm và dịch vụ ăn uống có đầy đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm dựa theo quy định của Pháp Luật.

Xuất khẩu lạc
Những lưu ý khi xuất khẩu lạc

Điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

Theo điều 19 của bộ Luật An Toàn thực phẩm quy định về việc cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cá nhân, doanh nghiệp cần đáp ứng những yêu cầu sau:

– Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh phải có địa điểm, diện tích phù hợp. Khoảng cách an toàn với những khu vực có nguy cơ gây độc hại, hoặc nguồn lây ô nhiễm…
– Khu vực cung cấp nước đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật để phục vụ việc sản xuất kinh doanh thực phẩm
– Trang thiết bị sản xuất phù hợp để xử lý nguyên vật liệu, chế biến và đóng gói, bảo quản vận chuyển các loại thực phẩm. Phương tiện trang thiết bị phục vụ cho việc khử trùng, các thiết bị xử lý côn trùng và động vật gây hại.
– Hệ thống xử lý chất thải sản xuất phải được vận hành theo quy định của pháp luật
– Lưu trữ hồ sơ về quá trình nhập xuất nguyên liệu thực phẩm, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Xuất khẩu lạc
Người dân sàng lọc và phân loại lạc trước khi xuất bán

Ngoài ra doanh nghiệp xuất khẩu lạc khi cần xác nhận giấy phải đảm bảo các điều kiện về việc bảo quản thực phẩm theo quy định của pháp luật như:

– Khu vực bảo quản lạc cần có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại riêng biệt. Việc xếp dỡ phải đảm bảo an toàn chính xác và đảm bảo vệ sinh trong quá trình bảo quản
– Nhiệt độ của khu vực bảo quản phải đảm bảo đủ độ ẩm, nhiệt độ chống lại bụi bẩn, động vật, côn trùng cũng như các tác nhân gây hại xấu của môi trường. Khu vực kho hàng bảo quản phải đảm bảo có đầy đủ ánh sáng, có thiết bị chuyên dụng để dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện thời tiết. Lắp đặt thiết bị thông gió cũng như các thiết bị bảo quản khác phù hợp với từng loại thực phẩm
– Tuân thủ các quy tắc về việc bảo quản hàng hóa trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu quả vải ra nước ngoài cần có những giấy tờ gì ?

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo điều 36 của bộ luật An Toàn Thực Phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu lạc hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh khi cần giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần chuẩn bị những giấy tờ hồ sơ sau:

– Đơn đề nghị xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản sao
– Hồ sơ thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
– Giấy xác nhận chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất hàng hóa kinh doanh đủ điều kiện sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp phép. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm 
– Giấy xác nhận chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất hàng hóa đã tham gia khóa tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của bộ trưởng bộ quản lý ngành. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục hồ sơ xuất khẩu đường tinh luyện ?

Xuất khẩu lạc

Khi doanh nghiệp xuất khẩu lạc hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sẽ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong khoảng thời gian là 15 ngày. Dựa vào kiểm tra thực tế và hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu doanh nghiệp bị từ chối cấp giấy phép sẽ được trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do bị từ chối.

Hy vọng với những thông tin về việc cấp giấy phép về vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm lạc xuất khẩu do vncomex vừa tổng hợp phía trên doanh nghiệp khi xuất khẩu lạc sẽ không gặp khó khăn trong việc chuẩn bị giấy tờ cũng như thủ tục này nữa. Trong quá trình làm hồ sơ xuất khẩu sẽ xảy ra nhiều vấn đề phát sinh, doanh nghiệp hãy để lại lời nhắn chúng tôi sẵn lòng giải đáp toàn bộ thắc mắc hoàn toàn MIỄN PHÍ!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục