Tiềm năng xuất khẩu macca- Nữ hoàng của các loại hạt khô

5/5 - (1 vote)

     Nữ hoàng của các loại hạt khô, cây tỷ đô…. là những từ khóa khi nhắc đến cây macca. Hạt cây macca là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao thơm ngon bổ dưỡng được rất nhiều người yêu thích chọn lựa. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng cũng như mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xuất khẩu macca sang thị trường nước ngoài. Vậy để xuất khẩu macca doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ, thủ tục xuất khẩu ra sao? Hãy cùng vncomex khám phá thông qua bài viết dưới đây nhé!

xuất khẩu macca
Cây macca là gì? Có nguồn gốc ở đâu?

Cây macca là gì?

Macadamia là tên gọi khác của macca. Cây macca là loài cây thân gỗ có nguồn gốc tại miền Nam Queenland và khu vực miền Bắc nước Úc. Cây macca trưởng thành có chiều cao lên tới 18m và tán cây rộng từ 12-15m. Macca chia làm 2 loại là macca vỏ trơn và macca vỏ nhẵn. Macca là loài cây rất ưa ánh sáng sinh trưởng phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13-32 độ C. Cây macca sinh trưởng phát triển tốt ở khu vực đất tơi xốp, khả năng thoát nước cao đặc biệt là ở những vùng đất đỏ Bazzan. Hoa của cây macca có màu trắng và thường mọc thành chùm, nở rộ từ tháng 12 tới tháng 2 năm sau.

xuất khẩu macca
Hoa của cây macca

Tiềm năng xuất khẩu macca

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT trong năm 2020 sản lượng hạt macca tươi đạt 6.600 tấn tăng 24,5 lần so với sản lượng macca của năm 2015. Giá bán hạt macca sấy đạt 200 triệu/ tấn mang về nguồn lợi kinh tế khoảng 788 tỷ đồng. Trong đó 60% sản lượng là xuất khẩu macca sang thị trường nước ngoài, 40% sản lượng macca phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Dự đoán trong năm 2030 tổng diện tích trồng macca của chỉ riêng tỉnh Lâm Đồng sẽ đạt 15.000 ha. Macca sẽ đứng trong top 20 giống cây trồng mũi nhọn mang lại lợi nhuận kinh tế từ 1 tỷ USD trong đó sản lượng xuất khẩu sẽ đạt 600 triệu USD.

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu tinh dầu  ?

Mã số HS của cây macca

Mã số HS của cây macca được quy định đó là: 08026100
Theo thông báo của hải quan hạt macca không chịu thuế xuất và thuế VAT khi xuất khẩu.

xuất khẩu macca
Macca được ví là “Nữ hoàng của các loại hạt khô”

Quy trình xuất khẩu macca

Khi doanh nghiệp xuất khẩu macca sang thị trường nước ngoài sẽ phải thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan để xuất khẩu macca cần thiết
Bước 2: Nộp tờ khai hải quan
Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan của doanh nghiệp xuất khẩu macca theo luật hiện hành
Bước 4: Phân luồng tờ khai
Bước 5: Thông quan hàng hóa để xuất khẩu macca

Hồ sơ xuất khẩu macca

Tại khoản 1 điều 11 của thông tư số 194/2010/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 06/12/2010 có hướng dẫn chi tiết về thủ tục hải quan bao gồm. Việc kiểm tra giám sát hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như quản lý thuế với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu, có quy định về việc người khai hải quan phải khai báo và xuất trình những giấy tờ sau:

a) Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu thanh khoản, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao. Hợp đồng mua bán hàng hóa phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
c) Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với trường hợp hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính”

xuất khẩu macca
Theo dự đoán đến năm 2030 diện tích trồng macca toàn tỉnh Lâm Đồng đạt 15.000ha

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu

Theo thông tin từ bộ chứng từ thương mại doanh nghiệp sẽ phải khai báo hải quan theo quy định hiện hành. Sau khi khai báo hải quan xong doanh nghiệp sẽ in tờ khai nộp cùng bộ chứng từ giấy cho chi cục hải quan để đăng lý tờ khai. Tại đây cơ quan hải quan sẽ phân luồng kết quả tờ khai là luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình, thủ tục xuất khẩu nghệ mới nhất .

– Luồng xanh: Thanh lý tờ khai vào sổ tàu xuất hàng
– Luồng vàng: Mang hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan kiểm tra rà soát
– Luồng đỏ: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ giấy và kiểm tra hàng hóa thực tế.

Ngoài ra doanh nghiệp còn phải tìm hiểu thêm những quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận hun trùng, giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ CO – Certificate of Origin, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật- Phytosanitary Certificate….

Trên đây là sơ bộ về các giấy tờ, thủ tục xuất khẩu macca mà vncomex muốn gửi tới bạn đọc và doanh nghiệp. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các doanh nghiệp có được những thông tin cần thiết để tiến hành quy trình xuất khẩu macca của mình diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất. Trong quá trình làm hồ sơ xuất khẩu macca nếu doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn gì hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục