Xuất khẩu mật ong sang thị trường khó tính Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản

5/5 - (1 vote)

Khi xuất khẩu mật ong đến những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn, các nước thành viên EU doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì? Thuế phí của mặt hàng mật ong là bao nhiêu? Những quy định liên quan trong quá trình xuất khẩu mật ong sẽ được vncomex giải đáp trong bài viết này!

Xuất khẩu mật ong
Sản lượng mật ong trong năm 2018 tại Việt Nam đạt 49.000 tấn

Mật ong là gì?

Tại Việt Nam mật ong là một sản phẩm do ong mật tạo ra thông qua quá trình lấy phần hoa từ những loài hoa như: hoa cà phê, hoa vải, hoa nhãn, bạc hà…. Mùi vị của mật ong cũng như màu sắc của mật ong sẽ phụ thuộc vào màu sắc của loài hoa mà ong đã lấy mật. Mật ong có vị ngọt tự nhiên chứa rất nhiều hoạt chất chống oxy hóa và có khả năng kháng khuẩn, phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp cho người dùng.

Tiềm năng xuất khẩu mật ong tại Việt Nam

Mật ong không chỉ là nguyên liệu được dùng trong việc chế biến thức ăn mà còn là 1 vị thuốc dân gian, là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Chính vì vậy nên nhu cầu sử dụng mật ong tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới luôn ở mức rất cao. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng mật ong cao nên tại Việt Nam trong năm 2018 trở lại đây số lượng đàn ong không ngừng được người dân gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. 1.26 triệu đàn ong với sản lượng mật đạt 49.000 tấn là con số thống kê trong năm 2018. Sản lượng xuất khẩu mật ong đạt 44.000 tấn và con số đó không ngừng tăng vào những năm sau. Nhờ sản lượng xuất khẩu cao, chất lượng tốt Việt Nam vinh dự xếp thứ 2 toàn châu Á và xếp thứ 6 về xuất khẩu mật ong. Trong đó thị trường mật ong Việt Nam tiêu thụ nhiều nhất là Hoa kỳ chiếm 90-95% sản lượng xuất khẩu. Số lượng còn lại xuất khẩu sang các thị trường khác và sản lượng tiêu thụ nội địa…Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chi tiết thủ tục xuất khẩu ớt tươi.

Mã HS khi xuất khẩu mật ong

Xuất khẩu mật ong và các mặt hàng nông sản, thủy hải sản… doanh nghiệp cần kê khai mã số HS của sản phẩm. Mật ong khi xuất khẩu sẽ chia làm 2 loại mã số HS cụ thể như sau:

  • 0409 – Mật ong tự nhiên
  • 1702- Mật ong nhân tạo đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên.

Tiêu chuẩn, quy định khi xuất khẩu mật ong sang thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản

Mật ong là nhóm thực phẩm động vật trên cạn. Theo điểm a, khoản 2 điều 3 của luật thú y phát hành năm 2015 có quy định sản phẩm động vật trên cạn là” thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn”

Xuất khẩu mật ong
Mật ong là 1 phương thuốc chữa ho rất hiệu quả

Điều 6 Mục 2 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT doanh nghiệp khi xuất khẩu mật ong cần phải đăng ký kiểm dịch sản phẩm tại Chi cục Thú y vùng, Chi cục kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú ý hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền. Thông qua cơ quan kiểm dịch để lấy giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm là một trong những thủ tục hải quan trước khi thông quan hàng hóa.

Mật ong khi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… cần phải có chứng nhận kiểm dịch trong đó phải xác nhận hàm lượng Chloramphenicol theo quy định.

>>> Xem thêm :Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Châu Âu ? 

Hồ sơ thủ tục xuất khẩu mật ong

Để xuất khẩu mật ong sang các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản doanh nghiệp cần thực hiện những bước sau

Bước 1: Hồ sơ hải quan để xuất khẩu mật ong

– Tải mẫu tờ khai hải quan tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nếu doanh nghiệp thực hiện theo tờ khai hải quan giấy thì khi khai hải quan sẽ phải nộp 02 bản chính tờ khai dựa theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC.
– 01 bản chụp chứng từ hoặc hóa đơn thương mại có giá trị tương đương
– 01 bản chụp giấy xác nhận kiểm dịch khi xuất khẩu mật ong có quy định về hàm lượng Chloramphenicol
– 01 bản chụp xác nhận tổ chức doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn cũng như điều kiện để xuất khẩu mật ong
– Hợp đồng ủy thác chứng minh tổ chức doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mật ong theo quy định của pháp luật

Xuất khẩu mật ong

Bước 2: Khai báo thông tin

Doanh nghiệp thực hiện việc khai báo thông tin tại tờ khai hải quan và đăng ký tờ khai hải quan tại chi cục Hải Quan.

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai hải quan

Sau khi doanh nghiệp khai báo tờ khai đơn vị hải quan sẽ tiến hành kiểm tra dựa vào những quy định được đặt ra. Trường hợp nếu doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện đã quy định thì đơn vị hải quan sẽ không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và sẽ đưa ra lý do không được chấp thuận cho người khai hải quan. Nếu doanh nghiệp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy thì cơ quan hải quan sẽ kiểm tra điều kiện đăng ký và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và phản hồi lại cho đơn vị khai báo đó.

Bước 4: Phân luồng tờ khai

Khi doanh nghiệp khai báo hải quan điện tử. Tổng cục trưởng tổng cục Hải quan sẽ phân luồng tờ khai hải quan theo quy định dưới đây:

– Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1)
– Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ, hồ sơ, chứng từ liên quan mà người khai hải quan phải nộp trên cổng thông tin một cửa quốc gia( luồng 2)
– Kiểm tra hàng hóa thực tế, và hồ sơ chứng từ mà người khai hải quan đã nộp trên cổng thông tin một cửa quốc gia( luồng 3)

Bước 5: Thông quan xuất khẩu mật ong

Cơ quan hải quan sau khi có trách nhiệm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, chứng từ liên quan, hàng hóa thực tế đảm bảo yêu cầu về quy định sẽ đưa ra quyết định thông quan hàng hóa.

Khi đó thủ tục xuất khẩu mặt hàng mật ong sang thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản đã hoàn thành.

Hãy để lại lời nhắn cho vncomex khi bạn cần giúp đỡ về quy định xuất khẩu mật ong và những sản phẩm liên quan sang thị trường nước ngoài theo Hotline: 098 599 4560 . Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn hoàn toàn MIỄN PHÍ

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục