Thủ tục xuất khẩu ngô cập nhật năm 2024

5/5 - (1 vote)

Bắp ngô là nguồn thực phẩm dinh dưỡng được nhiều người yêu thích bởi thành phần dinh dưỡng cũng như vị ngon. Những năm gần đây sản lượng xuất khẩu ngô tại Việt Nam luôn có xu hướng tăng nhờ nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới cũng tăng cao. Doanh nghiệp tập trung vào việc đẩy mạnh xuất khẩu ngô sang thị trường nước ngoài. Bên cạnh các doanh nghiệp đang làm rất tốt việc xuất khẩu ngô vẫn còn có những doanh nghiệp đang loay hoay về chưa thực sự hiểu về quy trình xuất khẩu ngô. Để làm rõ vấn đề này bài viết dưới đây của vncomex sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc nhé!

Xuất khẩu ngô
Thủ tục khi xuất khẩu ngô là gì?

Vì sao cần làm thủ tục xuất khẩu ngô

Theo luật quản lý ngoại thương, nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định ngô là mặt mặt không nằm trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp khi xuất khẩu ngô chỉ cần thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật là có thể xuất khẩu ngô sang thị trường nước ngoài.

Xuất khẩu ngô
Xuất khẩu ngô

Theo khoản 1 Điều 28 VBHN 03/VBHN-VPQH 2017 của bộ Luật thương mại có quy định, việc xuất khẩu ngô là thủ tục đưa sản phẩm ngô thành phẩm, ngô bán thành phẩm ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam để hàng hóa có thể lưu thông ở thị trường nước ngoài theo quy định của Pháp Luật.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu dầu thực vật – cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Những lưu ý khi xuất khẩu ngô

Khi xuất khẩu ngô sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần xác định ngô có thuộc danh mục hàng hóa cần kiểm dịch thực vật hay không?

Doanh nghiệp cần kiểm tra ngô thuộc danh mục cần kiểm dịch thực vật dựa vào điều 1 của thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT được ban hành vào ngày 05/09/2014 do Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn có quy định. Những mặt hàng rau củ quả thuộc danh mục vật thể cần kiểm dịch thực vật. Chính vì vậy khi xuất khẩu ngô cần phải đăng ký kiểm dịch cho mỗi lô hàng xuất khẩu. Theo điều 9, điều 10 VBHN 02/VBHN-BNNPTNT quy trình làm thủ tục kiểm dịch ngô như sau:

Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

“1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).

Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).”

Xuất khẩu ngô
Mã số HS của ngô khi xuất khẩu là bao nhiêu?

Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

“1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.” Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục xuất khẩu củ cải cập nhật mới nhất.

Quy trình xuất khẩu ngô

Bước 1: Kiểm tra mặt hàng ngô có được xuất khẩu sang quốc gia có nhu cầu nhập khẩu ngô hay không

Doanh nghiệp sẽ có 2 cách để kiểm tra:

– Liên hệ với Bộ Công Thương của Việt Nam để kiểm tra những mặt hàng hạn chế xuất khẩu
– Trao đổi trực tiếp với đơn vị nhập khẩu để kiểm tra ngô có thuộc danh mục hàng hóa được nhập khẩu hay không?

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu ngô

Vì ngô hạt không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu do đó doanh nghiệp xuất khẩu ngô cần chuẩn bị những giấy tờ sau ở cơ quan hải quan như:

– Invoice (Hóa đơn thương mại)
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
– Bill Of Lading (Vận đơn)
– Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
– Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Xuất khẩu ngô
Thủ tục xuất khẩu ngô

Hy vọng với những thông tin về việc xuất khẩu ngôvncomex đã tổng hợp ở phía trên doanh nghiệp sẽ có thêm kiến thức trong quá trình xuất khẩu hàng hóa. Trong quá trình xuất khẩu ngô nếu gặp bất kì khúc mắc nào về thủ tục chuẩn bị hồ sơ giấy tờ hãy liên lạc với chúng tôi để được giải đáp hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục