Xuất khẩu nhãn cần lưu ý những điểm gì?

5/5 - (1 vote)

Nhãn là loại quả ngọt, thường được trồng nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Loại quả này có nhiều công dụng đối với sức khỏe cũng như giá trị về mặt kinh tế. Chính vì thế mà Việt Nam đang có những chính sách, ưu tiên để đưa xuất khẩu nhãn thành một trong những mũi nhọn của ngành xuất khẩu nông sản. Cùng Vncomex tìm hiểu về quả nhãn, quy trình xuất khẩu nhãn qua bài viết dưới đây. 

Quả nhãn có những giá trị tuyệt vời 

Nhãn là loại quả nhỏ, có vị ngọt, xuất phát từ Ấn Độ, Trung Quốc. Tới nay, nhãn đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á. Nhãn thường mọc thành chùm, quả tròn mọng, kích thước tương đương với một quả nho lớn. Lớp vỏ bên ngoài dai và rám nắng, thịt quả hơi đục (trong suốt) bao quanh hạt sẫm màu. Đó là lý do vì sao mà nhãn hay được dân gian gọi là “mắt rồng”. 

Ngoài việc là loại quả để ăn với vị ngọt ấn tượng thì các bộ phận khác của quả nhãn cũng được tận dụng để chữa một số bệnh (theo Y học cổ truyền Trung Quốc) để cải thiện sức khỏe cho con người. Nhìn chung, nhãn có thể ăn trực tiếp, sử dụng theo cách sấy khô, đóng hộp, chế biến thành đồ uống,…tùy vào nhu cầu sử dụng. 

Xuất khẩu nhãn

Với những lợi ích nổi bật đó, nhãn ngày càng được yêu thích và trở thành mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu nhãn trong một vài năm trở lại đây trở thành một trong những mũi nhọn của ngành xuất khẩu nông sản. 

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu khoai lang ?

Các tiêu chuẩn khi xuất khẩu nhãn

Với sự phát triển của xuất khẩu nhãn, loại  quả này đang len lỏi lên các kệ siêu thị của nhiều quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc,… Đi cùng với sự tăng trưởng đó thì các doanh nghiệp cũng cần chú ý vào việc nâng cao tiêu chuẩn để xuất khẩu nhãn

Các doanh nghiệp xuất khẩu nhãn cần phối hợp chặt chẽ cùng với nông dân, các đơn vị vận chuyển để  có thể tuân thủ và đáp ứng được các yêu cầu về xuất khẩu loại quả này. Cụ thể:

– Tiêu chuẩn sản xuất nhãn: Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, từ đó có thể truy xuất nguồn gốc quả nhãn dễ dàng hơn. 

– Đảm bảo bao trái đúng kỹ thuật: Bảo đảm quả nhãn được bao trái cẩn thận trước thu hoạch (tối thiểu là 3 tuần). 

– Đánh mã số vùng trồng: Để nhận biết quả nhãn được trồng trong khu vực an toàn, không có dịch bệnh và đăng ký mã số vùng sản xuất: Giống, nhà vườn, vùng sản xuất,…

– Xử lý chiếu xạ: Yêu cầu này tùy vào thị trường xuất khẩu nhãn. Mỗi thị trường sẽ yêu cầu xử lý chiếu xạ với một liều lượng khác nhau. Ví dụ, xuất khẩu nhãn vào thị trường Mỹ thì cần chiếu xạ  ít nhất 400 Gy và không quá 1000 Gy. 

Đối với các thị trường xuất khẩu nhãn như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. thì các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhãn cũng phải chấp hành theo các tiêu chuẩn:

– Yêu cầu chất lượng: Nhãn mang đi xuất khẩu có “ngoại hình đẹp, lành lặn, không bị sâu, dập nát,… Bề mặt vỏ sạch và không có tạp chất lạ.

– Phân loại: Nhãn xuất khẩu cơ bản được chia làm 3 loại như sau: 

  • Loại đặc biệt: Quả đảm bảo chất lượng tốt nhất, không sứt sẹo, mang đủ các đặc điểm nổi bật của giống nhãn. 
  • Loại A: Nhãn đạt chất lượng tốt, có các đặc điểm đặc trưng của giống. Nhãn có thể khuyết tật nhưng chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 5% tổng diện tích bề mặt. 
  • Loại B: Nhãn loại B tuy không đáp ứng được các yêu cầu như táo đặc biệt và táo loại A nhưng vẫn phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu. 

Về tiêu chuẩn xuất khẩu nhãn Việt Nam

Để mở rộng thị trường và nâng cao chất lượng xuất khẩu nhãn thì các doanh nghiệp cần để quả nhãn đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, bảo quản,…đúng quy định.

– Kích cỡ: Xác định theo số lượng quả tươi có trong 1kg hoặc theo đường kính lát cắt ngang quả nhãn. 

– Quy cách đóng gói: Quả nhãn sẽ được đóng gói trong các rổ nhựa trắng, kích thước tiêu chuẩn 43 x 36 x 11 và có sức chứa khoảng từ 5,0 – 5,5kg.

– Dán nhãn: Các thùng hàng vận chuyển nhãn phải có dán nhãn ghi rõ thông tin về mã số vùng trồng, đóng gói, ngà, lô đóng gói, nhà máy và ngày xử lý chiếu xạ, …Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục xuất khẩu hạt tiêu mới nhất

Xuất khẩu nhãn

Bảo quản nhãn sau thu hoạch để xuất khẩu

Để xuất khẩu nhãn đạt được chất lượng tốt nhất thì cần phải bảo quản nhãn kĩ. Đặc biệt các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, quy trình đóng gói,…

  • Nhãn bảo quản trong kho lạnh, nhiệt độ duy trì 3-5 độ C
  • Độ ẩm không khí >90%
  • Hạn chế tối đa các loại nấm bệnh có thể phát sinh sau khi thu hoạch
  • Bảo quản nơi thoáng mát, trong hộp các tông, sọt tre, hòm gỗ thưa,…
  • Có thể bảo quản được trong 10-25 ngày sau khi thu hoạch
  • Chú ý tới cả khâu tiền thu hoạch. Nông dân không bón quá nhiều phân đạm mà nên tăng cường phân lân, kali, ngừng tưới cây trước khi thu hoạch khoảng 1 tuần. 

Xuất khẩu nhãn đã và đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn của xuất khẩu nông sản Việt. Hy vọng, bài viết từ Vncomex đã giúp cho quý bạn đọc và doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình xuất khẩu, bảo quản loại quả “mắt rồng” này. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục