Xuất khẩu nội thất và những lưu ý cho doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)

Đồ nội thất do Việt Nam sản xuất đã và đang tìm được chỗ đứng cho mình trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp đang có nhu cầu mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm hãy cũng tìm hiểu về quy trình xuất khẩu nội thất qua bài viết dưới đây của Vncomex

Đồ nội thất là gì? Chức năng cơ bản của đồ nội thất

Đồ nội thất hay vật dụng/thiết bị nội thất được tóm gọn là nội thất. Đây là thuật ngữ chỉ những loại tài sản (thường là động sản) và các vật dụng khác được bố trí, trang trí bên trong một không gian nội thất nhất định như: Nhà ở, văn phòng, toà nhà,… nhằm mục đích hỗ trợ cho các sinh hoạt, hoạt động, giải trí phục vụ thuận tiện cho công việc, hoặc để lưu trữ, cất giữ tài sản…của con người. Một số đồ nội thất có thể kể đến như: ghế ngồi, bàn, giường, tủ đựng áo quần, tủ sách, tủ chè, chạn, đồng hồ treo tường…

xuất khẩu nội thất
Hiện nay, Viêt Nam đã và đang sản xuất, xuất khẩu nội thất mạnh mẽ vì mặt hàng này có gía trị kinh tế khá cao.

Hiện nay, Viêt Nam đã và đang sản xuất, xuất khẩu nội thất mạnh mẽ vì mặt hàng này có giá trị kinh tế khá cao.

Tiềm năng xuất nội thất của Việt Nam

Việt Nam có các điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi trồng, phát triển các cây lâm sản – nguyên liệu chính của đồ nội thất gỗ. Mặt khác, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng có khả năng nhận diện thị trường tốt và tận dụng các cơ hội khá hiệu quả. 

>>> Xem thêm : Xuất khẩu sợi dệt cần những quy trình và thủ tục như thế nào ?

Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất đồ nội thất, xuất khẩu nội thất của Việt Nam đã và đang tiếp tục đầu tư công nghệ, phát triển sản phẩm mới và sử dụng hiệu quả kênh tiếp thị, tăng cường giao thương trực tuyến nhằm tìm kiếm các đối tác nước ngoài mở rộng xuất khẩu. 

xuất khẩu nội thất
Các doanh nghiệp xuất khẩu nội thất của Việt Nam cũng có khả năng nhận diện thị trường tốt và tận dụng các cơ hội khá hiệu quả.

Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu nội thất cũng liên tục cải tiến về mẫu mã và phong cách bán hàng, bắt kịp những tiêu chuẩn xuất khẩu, chủ động marketing sản phẩm online bên cạnh các phương thức truyền thống. Đồ nội thất của Việt Nam đã từng bước đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của người tiêu dùng trên thế giới, thậm chí là các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Pháp, Anh… và ngày càng mở rộng thị phần tại các thị trường này. 

>>> Tham khảo : Xuất khẩu ngoại thất cần những hồ sơ hải quan gì ?

Thủ tục xuất khẩu đồ nội thất từ gỗ tự nhiên

Đối với các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên sau chế biến thì ngoài bộ hồ sơ khai hải quan, các công ty cần phải xuất trình thêm bộ hồ sơ lâm sản theo đúng quy định tại Khoản 1 điều 17 thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT ngày 04/01/2012. 

xuất khẩu nội thất
Thủ tục xuất khẩu đồ nội thất từ gỗ tự nhiên

Hồ sơ chứng minh nguồn gốc lâm sản bao gồm các giấy tờ sau: 

  • Trường hợp 1: Nếu đồ nội thất mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước. 
  • Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính
  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm tại địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. 
  • Trường hợp 2: Mua gỗ từ người nông dân. 
  • Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.
  • Trường hợp 3: Doanh nghiệp nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài.
  • Tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
  • Các chứng từ xuất khẩu nội thất gỗ tự nhiên:
  • Tờ khai nhập khẩu (Nếu gỗ nguyên liệu được nhập khẩu)
  • Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ các nhà máy.
  • Bản kê lâm sản.
  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Fumigation (chứng thư phun trùng)

Thủ tục xuất khẩu nội thất từ gỗ công nghiệp

Mặt hàng nội thất làm từ gỗ công nghiệp như:  MCF, MDF, …thì thủ tục xuất khẩu sẽ như xuất khẩu hàng hóa thông thường mà luật pháp quy định. Mặt hàng này cũng không thuộc danh mục cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu như hàng hoá thông thường.

  • Các chứng từ xuất khẩu hàng nội thất gỗ công nghiệp:
  • Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Contract (hợp đồng)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Fumigation (chứng thư phun trùng)

Nếu kiện hàng được đóng bằng kiện gỗ, pallet gỗ thì cần phải hun trùng cho cả các loại gỗ chưa qua xử lý. 

Mã HS mặt hàng nội thất gỗ

Dưới đây là một số mã HS của mặt hàng nội thất gỗ nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nội thất xác định đúng thuế suất và các chính sách liên quan:

  • 940350: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
  • 940360: Đồ nội thất bằng gỗ khác
  • 940161: Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
  • 940169: Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
  • 940190: Bộ phận ghế ngồi ( trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
  • 940390: Các bộ phận của đồ nội thất khác
  • 940340: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
  • 940490: Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
  • 940389: Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự ( như tre, mây)
  • 940330: Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
  • 940151: Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây

Hy vọng thông qua bài viết này, Vncomex đã giúp bạn đọc và quý doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin hữu ích, nhằm định hướng đúng đắn khi xuất khẩu nội thất, mang mặt hàng này đến tay người tiêu dùng ở các thị trường trên thế giới. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về xuất khẩu nội thất, hãy liên hệ để được tư vấn và giải đáp!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục