Quy trình cập nhật xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động

5/5 - (1 vote)

Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động lớn với tốc độ phát triển nhanh chóng. Vncomex giới thiệu quy trình xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động mới nhất qua bài viết dưới đây. 

Quần áo bảo hộ lao động là gì? Khái niệm về quần áo bảo hộ lao động

Người lao động thường làm việc trong rất nhiều môi trường khác nhau. Một số môi trường lao động khá nguy hiểm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người như: Hóa chất, khai thác than, dầu khí, cơ khí, hầm mỏ, xây dựng, y tế, vệ sinh môi trường,…

Bởi vậy, những người lao động cần có quần áo chuyên biệt, nhằm bảo vệ cho cơ thể trong quá trình làm việc. Vậy nên, quần áo bảo hộ lao động ra đời và được sử dụng trong các môi trường khác nhau.

Phân loại quần áo bảo hộ lao động 

Tùy vào tính chất của từng ngành nghề mà những bộ quần áo bảo hộ lao động sẽ có những tính năng khác nhau. Dưới đây là phân loại một số loại quần áo bảo hộ lao động chính:

Quần áo bảo hộ lao động dành cho công nhân

Quần áo bảo hộ lao động dành cho công nhân là loại đơn giản và cơ bản nhất. Nó phục vụ cho những người công nhân trong các dây chuyền sản xuất, nhà máy. Đa phần, môi trường làm việc của công nhân thì không phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại hay tác động từ điện hoặc nhiệt quá cao. Ngoài ra tiềm năng xuất khẩu quần của Việt Nam trong những năm gần đây cũng cần được quan tâm bởi nó sẽ giúp bạn biết thêm thông tin cũng như tạo điều kiện xuất khẩu một cách thuận lợi.

Xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động
Quần áo bảo hộ lao động dành cho công nhân là loại đơn giản và cơ bản nhất.

Với những công nhân làm việc trong môi trường nhà máy, quần áo bảo hộ lao động thường dùng chất liệu kaki có tính thấm hút cao, nhẹ, mang đến cảm giác thoải mái cho công nhân và dễ dàng hoạt động.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu bít tất cần những thủ tục gì ?

Quần áo bảo hộ chịu nhiệt

Đây là loại quần áo dành cho công nhân hoạt động trong các môi trường làm việc có nhiệt độ cao. Nó có khả năng chịu nhiệt hạn, chế dẫn nhiệt nên thường được làm từ các loại vải có cấu tạo từ chất liệu bạc.

Một số ngành nghề sử dụng quần áo bảo hộ nhiệt là lính cứu hỏa hay lao động làm việc trong các lò luyện kim, gang, thép,.. 

Xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động
Một số ngành nghề sử dụng quần áo bảo hộ nhiệt là lính cứu hỏa hay lao động làm việc trong các lò luyện kim, gang, thép,..

Quần áo bảo hộ dành cho ngành cơ khí – xây dựng

Với tính chất công việc trong ngành cơ khí, xây dựng thường khá nguy hiểm, rủi ro, tiếp xúc với thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ cao. Bởi vậy quần áo bảo hộ dành cho ngành này phải có độ dày nhất định, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không bị bắt lửa,..

Xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động
Bởi vậy quần áo bảo hộ dành cho ngành cơ khí phải có độ dày nhất định, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không bị bắt lửa,..

Quần áo bảo hộ có khả năng chống hóa chất 

Đây là loại quần áo đòi hỏi chất lượng cao, đảm bảo đạt các tiêu chí an toàn. Nó được thiết kế để bảo vệ toàn thân cho những người công nhân phải làm việc trong môi trường chế biến sử dụng nhiều chất hóa học độc hại hại như axit, bazơ và loại dung môi khác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tổng quan xuất khẩu giầy ở Việt Nam ?

Các loại đồ bảo hộ lao động, quần áo bảo hộ lao động được phép xuất khẩu

  • Vật dụng, phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp (Khẩu trang không phải khẩu trang y tế, mặt nạ và bán mặt nạ lọc bụi, khẩu trang, mặt nạ và bán mặt nạ lọc hơi khí độc)
  • Bộ quần áo bảo hộ lao động
  • Vật dụng, phương tiện bảo vệ đầu (Mũ bảo hộ, mũ an toàn công nghiệp)
  • Vật dụng, phương tiện bảo vệ mắt, mặt (kính bảo hộ, kính chống bức xạ hồng ngoại, bức xạ, tia Rơnghen, phóng xạ, kính hàn, mặt nạ hàn).
  • Vật dụng, phương tiện bảo vệ tay (Găng tay bảo hộ lao động, găng tay chống đâm thủng, cứa rách, chống cháy, cách điện, chống hóa chất)
  • Vật dụng, phương tiện bảo vệ chân (Giày bảo hộ lao động, giày chống đâm thủng, cứa rách, va đập, hóa chất, ủng cách điện)

Tiềm năng xuất khẩu đồ bảo hộ lao động của Việt Nam 

Phân khúc thị trường quần áo bảo hộ lao động rất lớn và có nhiều tiềm năng để phát triển. Các doanh nghiệp có thể sử dụng tới 80% nguyên liệu vải và phụ liệu trong nước. Đây là những yếu tố giúp giảm giá thành cũng như đẩy nhanh tiến độ giao hàng cho các đối tác nước ngoài, từ đó thúc đẩy doanh thu xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động cho nước ta. 

>>> Tham khảo : Xuất khẩu jeans cần những thủ tục như thế nào ?

Về thủ tục xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động

Theo nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/02/2020, các mặt hàng như khẩu trang y tế không được phép xuất khẩu kinh doanh trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19. Còn lại các mặt hàng bảo hộ khác, bao gồm của quần áo bảo hộ lao động vẫn được phép xuất khẩu bình thường.

  • Hồ sơ hải quan: Bao gồm đầy đủ bộ chứng từ như thông thường: hợp đồng, invoice, packing list
  • Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp rõ ràng để xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động: Hóa đơn đầu vào, hóa đơn thu mua, hợp đồng nội địa.
  • Hàng hóa như quần áo bảo hộ lao động có thể yêu cầu kiểm hóa cứ lúc nào nên các doanh nghiệp xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động hãy sẵn sàng để kiểm tra ngay khi mở tờ khai xuất khẩu.

Sản xuất quần áo bảo hộ lao động đã có từ lâu nhưng hiện nay vẫn chưa được doanh nghiệp dệt may quan tâm đúng mức. Trong bối cảnh các đơn hàng xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động ngày càng tăng nhanh thì các doanh nghiệp cần đẩy mạnh liên kết chặt chẽ thành chuỗi cung ứng để cùng khai thác mảng quần áo bảo hộ lao động nói riêng và đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Hy vọng Vncomex đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục