[Cập nhật] Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu sắt mới nhất 2023

5/5 - (1 vote)

Sắt và các sản phẩm từ sắt hiện đang là mặt hàng chủ lực của nhiều doanh nghiệp trong. Đặc biệt nhận thấy tiềm năng nhu cầu sử dụng của mặt hàng này sang thị trường nước ngoài nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên thủ tục và hồ sơ xuất khẩu sắt gồm những gì? Hãy cùng Vncomex tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sắt là gì?

Sắt là kim loại có ký hiệu hóa học là FE với nguyên tử khối là 26. Đặc trưng của sắt khá cứng nhưng lại dễ uống dẻo ở nhiệt độ cao. Sắt được sử dụng khá nhiều trong đời sống hiện nay như: vật liệu xây dựng công trình dân dụng, tòa nhà cao ốc, ngành cơ khí chế tạo, chế tạo máy…

xuất khẩu sắt
Sắt là gì?

Ứng dụng của sắt

Sắt là một trong những vật dụng hiện hữu xung quanh chúng ta vì thế việc xuất khẩu sắt ra ngoài thị trường nước ngoài khá lớn. Dưới đây là một số ứng dụng sắt phải kể đến như:

– Sắt được dùng trong xây dựng: Khung công trình xây dựng, dầm móng nhà, khung giàn cầu..
– Sắt dùng trong đồ dùng cá nhân: Kéo, dao, kệ sắt, vật dụng gia đình khác
– Sắt dùng trong gia đình: Máy móc, máy giặt, máy xay xát, bồn rửa…
– Sắt dùng trong phương tiện giao thông vận tải: Oto, xe máy, tàu hỏa…
– Sắt dùng trong y khoa: dụng cụ phẫu thuật đến bàn ghế giường tủ bệnh nhân hầu hết bằng sắt
– Sắt dùng trong hang hải: tàu thuyền, máy móc tàu thuyền….

Mã số HS của sắt

Thông qua mã số HS của hàng hóa doanh nghiệp xuất khẩu hoặc cơ quan hải quan sẽ nắm rõ được quy định về việc xuất khẩu, thuế xuất khẩu và tính chất của mặt hàng đó. Mã số HS của sắt khi xuất khẩu là:

  • 7216 – Sắt hoặc thép không hợp kim dạng góc, khuôn, hình
  • Thuế VAT: 0%
  • Thuế xuất khẩu: 0%

Quy định khi xuất khẩu sắt

Khi xuất khẩu sắt doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tư được ban hành dưới đây:

xuất khẩu sắt
Những lưu ý khi xuất khẩu sắt

– Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
– Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
– Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hợp nhất hai Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC kể trên

>>> Xem thêm : Xuất khẩu thép cần những quy trình và thủ tục như thế nào ?

Giấy phép xuất khẩu sắt

Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP, quy định rõ về việc hàng hóa được phép xuất khẩu hoặc cấm xuất khẩu, xuất khẩu cần giấy phép. Thì sắt thuộc danh mục hàng hóa không bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Chính vì vậy doanh nghiệp khi xuất khẩu sắt sẽ không yêu cầu giấy phép xuất khẩu. Bởi vậy doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị hồ sơ hải quan theo quy định hiện hành.

Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu sắt

Doanh nghiệp khi xuất khẩu sắt cần lưu ý quy định về địa điểm làm thủ tục xuất khẩu có trong điều 17 của bộ Luật Hải Quan như sau:

xuất khẩu sắt
Sắt được dùng làm khung của cây cầu

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.” Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm hướng dẫn làm hồ sơ khi xuất khẩu nhôm mới nhất .

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu sắt

Theo thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC)khi xuất khẩu sắt sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan bao gồm:

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu theo mẫu
  • Sales Contract (Hợp đồng bán hàng)
  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of Lading (vận đơn)
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
  • Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu ủy thác)
  • Certificate of Origin (Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa)
  • Và một số chứng từ khác (nếu có)

Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa

Mặc dù hiện nay pháp luật Việt Nam không yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sắt không cần giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ Made in Vietnam. Tuy nhiên tại một số quốc gia hay đối tác vẫn yêu cầu doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa. Do đó nhằm đảm bảo việc xuất khẩu hàng hóa diễn ra thuận lợi doanh nghiệp cần xác minh lại với đối tác về việc cung cấp giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.

xuất khẩu sắt
Công nhân nhà máy sản xuất sắt

Thông qua bài viết do Vncomex vừa chia sẻ doanh nghiệp xuất khẩu sắt sẽ có thêm kiến thức về việc chuẩn bị hồ sơ thủ tục hải quan. Nếu trong quá trình làm hồ sơ hải quan gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục