Xuất khẩu sợi dệt và quy trình vận chuyển cho doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)

Sợi là một trong những mặt hàng có giá trị kinh tế, chủ lực trong xuất khẩu nói chung và ngành dệt may nói riêng. Cùng Vncomex tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu sợi thông qua bài viết dưới đây. 

Khái niệm về sợi dệt

Sợi dệt là vật thể được tạo ra từ các loại xơ, dệt bằng phương pháp xe, xoắn hay kết dính các xơ lại cùng với nhau. Xơ thì có dạng mảnh nhỏ, mềm, dễ uốn và bền. Kích thước của sợi ngang nhỏ còn chiều dài thì sẽ được xác định trong quá trình gia công sợi. 

Đây là một trong những ngành chủ lực của công nghiệp nhẹ ở Việt Nam. Chính vì vậy, từ lâu nhà nước và các doanh nghiệp bên cạnh phát triển sản xuất cho thị trường trong nước thì cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sợi ra nước ngoài. 

xuất khẩu sợi
Từ lâu nhà nước và các doanh nghiệp bên cạnh phát triển sản xuất cho thị trường trong nước thì cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu sợi ra nước ngoài.

Có bao nhiêu loại sợi dệt?

Phân loại sợi dệt theo kết cấu của từng loại: 

  • Sợi thứ nhất: Sợi nhận trực tiếp sau quá trình kéo sợi, bao gồm:
  • Sợi con (sợi đơn): Là loại sợi được ghép và xoắn từ nhiều xơ cơ bản (sợi bông, sợi len,…). Đây là loại sợi phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% toàn bộ các loại sợi sản xuất trên thế giới. Sợi con cũng có hai loại: sợi trơn và sợi hoa
  • Sợi phức: Gồm nhiều loại sợi cơ bản liên kết lại bằng cách xoắn, kết dính với nhau. Trừ tơ tự nhiên (tơ tằm) thì tất cả các loại sợi phức đều là sợi hóa học.
  • Sợi cắt: Loại sợi này được tạo thành bằng cách xe xoắn các dãi băng (giấy, nhựa, kim loại) khác nhau. 
  • Sợi thứ hai: Đây là loại sợi do các loại sợi thứ nhất đem ghép và xoắn lại với nhau (hai hoặc nhiều sợi). Theo mỗi loại sẽ nhận được loại thứ hai gọi là sợi xe. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm xuất khẩu nội thất và những lưu ý gì cho doanh nghiệp 

Phân loại sợi dệt theo quá trình sản xuất và sử dụng:

Theo cách phân loại này, sợi dệt có 2 loại: 

  • Sợi sản phẩm mộc: Đây là xơ, sợi hay vải còn ở dạng nguyên sơ, chưa qua bất kỳ một xử lý hoá chất nào. Sợi này thường được sử dụng làm phụ liệu cho một quá trình hoặc một ngành sản xuất nào đó. 
  • Sản phẩm hoàn tất: Sản phẩm hoàn tất thường ở dạng xơ, sợi hay vải đã có xử lý hoá chất. 
  • Sợi chải thường (chải thô): Thường dùng nguyên liệu xơ có chất lượng và chiều dài trung bình, kéo trên dây chuyền thiết bị có máy chải thô. Sợi có chất lượng trung bình, dệt ra các loại vải chất lượng trung bình. 
  • Sợi chải kỹ: Thường dùng nguyên liệu xơ dài và tốt, kéo trên dây chuyền thiết bị có máy chải thô và chải kỹ nên cho ra đời các sản phẩm xơ chất lượng cao. Các loại sợi này chủ yếu dùng để sản xuất chỉ khâu, hàng dệt kim và các loại vải cao cấp (sợi bông, sợi len…)
  • Sợi chải liên hợp: Làm từ nguyên liệu xơ ngắn chất lượng thấp, xơ phế liệu của 2 hệ chải thường, chải kỹ nói trên. Sử dụng dây chuyền gồm nhiều máy chải thô, các băng chuyền trộn đều, máy phân băng và vê để kéo ra loại sợi xốp dệt chăn mền, các loại vải bọc bàn ghế, thảm…
xuất khẩu sợi
Sợi được phân loại ra nhiều loại

Về khả năng xuất khẩu sản phẩm xơ của Việt Nam

Mặt hàng xơ, sợi của Việt Nam đã xuất khẩu đi trên dưới 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ lực nhất là thị trường Trung Quốc do có vị trí địa lý gần, thuận lợi trong việc giao thương. 

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ xoăn đào cần những thủ tục như thế nào ?

Chất lượng sợi cotton của Việt Nam hiện nay rất tốt và có thể đáp ứng được yêu cầu của đa dạng các nhà nhập khẩu, thậm chí có thể cạnh tranh rất tốt với những nước lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước Trung Đông. 

Thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu và vận chuyển xuất khẩu sản phẩm sợi 

Mã HS của mặt hàng sợi 

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung hay xuất khẩu sợi nói riêng thì cần phải biết mã HS để xác định đúng về chính sách, thuế, thủ tục xuất khẩu.

Nhóm mã HS của sản phẩm sợi: 5509

Thủ tục xuất khẩu sợi 

Sợi có bị cấm xuất khẩu không?

Theo quy định hiện hành, các mặt hàng sợi không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Chính vì vậy, các công ty có nhu cầu xuất khẩu sợi có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá theo các thủ tục quy định hiện hành. 

xuất khẩu sợi
Theo quy định hiện hành, các mặt hàng sợi không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu

Chính sách xuất khẩu sợi ở nước ta

Quản lý nhà nước về sợi: Không có các chính sách đặc biệt. 

Thủ tục hải quan xuất khẩu sợi bao gồm:

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu sợi. Trong đó, bao gồm các giấy tờ sau: 

  • Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu (nếu lần đầu xuất khẩu, các lần sau thì không cần)
  • Chứng nhận mã số thuế (nếu doanh nghiệp  lần đầu xuất khẩu)
  • Hợp đồng thương mại
  • Packing list
  • Biên bản bàn giao container
  • Shipping mark
  • Chứng nhận xuất xứ

Về các loại thuế xuất khẩu sợi

Thuế xuất khẩu sợi: Không nằm trong các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu nên thuế suất là 0%

Thuế VAT: 0 %

Hy vọng thông qua bài viết này, Vncomex đã có thể cung cấp các thông tin hữu ích, góp phần định hướng cho quý doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu sợi đến tay người tiêu dùng ở các thị trường trên thế giới. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về xuất khẩu sợi, hãy liên hệ để được tư vấn và giải đáp!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục