Quy trình xuất khẩu su hào cho doanh nghiệp Việt

5/5 - (1 vote)

    Củ su hào có nhiều giá trị dinh dưỡng và là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Nó cũng đang dần trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị của Việt Nam. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với quy trình xuất khẩu su hào. Vncomex sẽ đưa ra các bước, quy trình để quý doanh nghiệp có thể hiểu hơn khi đưa su hào đi xuất khẩu. 

Củ su hào là loại củ có hàm lượng và giá trị dinh dưỡng cao

Su hào là giống cây trồng thuộc nhóm thực vật thân thấp, mập, có nguồn gốc từ bắp cải dại.  Phần thân có dạng hình cầu, chứa nhiều nước và phần thân này được tạo ra từ mô phân sinh ở thân trong quá trình chọn lọc nhân tạo. Theo ngôn ngữ đời thường, phần này được gọi là củ. Su hào là loại rau củ phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có khí hậu lạnh đồng thời xuất khẩu su hào cũng đang được đẩy mạnh nhằm giúp người nông dân có thêm nhiều lựa chọn cho đầu ra của loại rau vụ đông này. 

Xuất khẩu su hào
Su hào là loại rau củ phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là các vùng có khí hậu lạnh

Mùi vị, kết cấu của củ su hào khá tương đồng với phần thân của bông cải xanh, lõi của cây bắp cải,…nhưng có trọng lượng nhẹ hơn và có phần ngọt hơn. Cùng với đó, tỉ lệ phần cùi thịt, vỏ cũng cao hơn. 

Về kích thước thì ngoại trừ nhóm giống Gigante, các giống su hào trồng vào mùa xuân thường có kích thước nhỏ hơn 5cm. Lý do là bởi chúng có xu hướng bị xơ hóa đi khi trồng vào mùa xuân còn nếu được trồng vào mùa thu thì kích thước có thể đạt trên 10cm. 

Su hào có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như các chất selen, axit folic, vitamin C, kali, magie và đồng… nên được ưa chuộng và trở thành món rau quen thuộc trong mâm cơm của người Việt Nam. Su hào thể ăn sống hoặc chế biến theo cách luộc, nấu, xào,…khác nhau. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình xuất khẩu dưa bao tử mới nhất.

Xuất khẩu su hào
Su hào có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon

Các giống su hào phổ biến ở nước ta

– Su hào dọc tăm (su hào trứng): Loại su hào có phần củ nhỏ, tròn, cọng lá, phiến lá nhỏ và mỏng. Sinh trưởng và thu hoạch trong vòng 75- 80 ngày, có thể trồng xen canh với khoai tây, cải bắp,.. trong vụ đông. 

– Su hào dọc trung (su hào dọc nhỡ): Kích thước củ tròn to, vỏ mỏng, cọng và phiến lá khá lớn, dày hơn so với su hào dọc tăm. Sinh trưởng vào thu hoạch trong khoảng 90 – 105 ngày.

– Su hào dọc đại (su hào bánh xe): Ngoại hình củ to và dẹt, vỏ củ su hào rất dày, cọng và phiến lá to, dày hơn so với hai loại trên. Sinh trưởng và thu hoạch trong  vòng 120 – 130 ngày. 

Su hào thường được trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng (có vụ rau đông) hoặc các vùng có khí hậu ôn hòa, lạnh (Đà Lạt, Tam Đảo, Ba Vì,…)

>>> Xem thêm :Thủ tục hồ sơ xuất khẩu đường ?

Quy trình xuất khẩu su hào ra nước ngoài

Bước 1: Kiểm tra su hào có được phép nhập khẩu vào quốc gia nhập khẩu hay không

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cho su hào thì công ty, doanh nghiệp phải kiểm tra xem đây có phải mặt hàng được chấp nhận tại thị trường xuất khẩu hay không? Có đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng chưa? Kiểm tra như vậy giúp doanh nghiệp lựa chọn được thị trường nhập khẩu su hào phù hợp nhất và tiết kiệm thời gian, công sức. 

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu su hào và kiểm dịch

Về cơ bản, các thị trường thường có một số yêu cầu buộc các doanh nghiệp đáp ứng được khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu su hào:

–  Su hào phải được chiếu xạ

– Su hào đã được kiểm dịch thực vật

– Chứng nhận su hào được trồng và thu hoạch từ vùng nguyên liệu đạt chuẩn

– Đảm bảo về chất lượng: Hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp, ngoại hình củ đều, đẹp,…

– Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng gói su hào, đảm bảo không hư hỏng trong quá trình vận chuyển và đạt được chất lượng tốt nhất khi tới thị trường nhập khẩu. 

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu su hào

Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu su hào thì hồ sơ hải quan cần chuẩn bị các giấy tờ sau (theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC) 

– Hóa đơn bán hàng (Bill);

– Hóa đơn đỏ (Invoice);

– Danh sách hàng (Packing list);

– Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);

– Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);

– Giấy chứng nhận hun trùng (FUMIGATION);

– Hợp đồng xuất khẩu nông sản với đối tác nước ngoài

Tất cả các loại giấy tờ nêu trên đều phải được chi cục kiểm tra thực vật vùng 1,2,3,4,5 cấp. Nếu doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu su hào đi thì có thể các cán bộ của chi cục sẽ tới tận kho để lấy mẫu và thực hiện các bước kiểm tra nghiêm ngặt. 

Còn nếu doanh nghiệp đã xuất khẩu nhiều lần thì có thể mang mẫu lên nộp cùng lúc với các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết khi đăng ký kiểm dịch. Sau đó, tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch tại phòng kế toán của chi cục. 

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng su hào xuất khẩu

Để chuẩn bị giao hàng su hào xuất khẩu thì công ty phải dựa theo kế hoạch sản xuất, thời gian đơn vị vận chuyển đi – đến tại cảng, đóng gói su hào vào các container và chuẩn bị sẵn sàng cho việc khai báo hải quan. 

Bước 5: Khai báo hải quan về mặt hàng su hào xuất khẩu

Việc khai báo hải quan sẽ dựa vào số liệu lúc đóng hàng hóa và có thể tiến hành khai báo điện tử để rút ngắn thời gian chờ đợi.  

Bước 6: Thông quan

Xuất khẩu su hào
Thủ tục xuất khẩu su hào cho doanh nghiệp

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc và quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giống cây su hào và thủ tục xuất khẩu su hào. Từ đó, có giải pháp tối ưu nhất để xuất khẩu loại củ này đến nhiều quốc gia hơn. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục