Thủ tục và chứng từ cần thiết khi xuất khẩu thanh long

5/5 - (1 vote)

Những năm gần đây trái thanh long được trồng với diện tích lớn ở một số vùng tại Việt Nam. Đây cũng là loại trái cây mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân nhờ vào sản lượng xuất khẩu ngày càng cao. Hiện nay thanh long đã được xuất khẩu sang 40 quốc gia trên toàn thế giới. Thị trường tiềm năng của mặt hàng Thanh long đó là: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan. Những thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Singapore…. thanh long Việt Nam cũng đang dần có thị phần tại nơi đây. Mặc dù trái thanh long đã có mặt ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới nhưng khi thực hiện thủ tục xuất khẩu thanh long đối với nhiều doanh nghiệp vẫn còn khá bỡ ngỡ. Trong bài viết này vncomex sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những quy định về thuế xuất cũng như thủ tục xuất khẩu thanh long nhé!

xuất khẩu thanh long
Người dân đang thu hoạch thanh long

Chính sách xuất khẩu Thanh Long

Hiện nay việc kinh doanh, sản xuất, xuất khẩu thanh long của Việt Nam hoạt động dựa theo những quy định bằng văn bản pháp lý của các bộ luật như: Luật Thương Mại, Luật doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật An toàn thực phẩm, Luật thuế… Quy định về thuế xuất khẩu cũng như thuế giá trị gia tăng, thuế phí hải quan như sau:

  • Thuế xuất khẩu: Trong thông tư số 164/2013/TT-BTC được ban hành vào ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính có quy định thanh long xuất khẩu có mã số là 0810.90.92. Thuế xuất khẩu của thanh long là 0%
  • Thuế giá trị gia tăng VAT: Theo thông tư 219/2013/TT-BTC được ban hành ngày 31/12/2013 của cơ quan chính phủ có quy định chi tiết về luật và thuế giá trị gia tăng của mặt hàng thanh long là 0%
  • Lệ phí Hải quan: Theo thông tư số 172/2010/TT-BTC được ban hành vào ngày 02/11/2010 của bộ Tài Chính có quy định chi tiết về mức thu nộp quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan
  • Mã số HS của thanh long khi xuất khẩu là: 08109092

>>> Xem thêm : Xuất khẩu bí xanh và những điều cần biết ?

Tiêu chuẩn của thanh long xuất khẩu

Khi xuất khẩu thanh long sang bất kỳ thị trường nào cũng đảm bảo những tiêu chuẩn dưới đây

Trạng thái trái thanh long

– Trái thanh long phải tươi vỏ đỏ ruột trắng, vỏ đỏ ruột đỏ hoặc vỏ vàng ruột trắng
– Bao quát trái thanh long không được gãy quá 3 tai. Tai trái thanh long phải có màu xanh hoặc màu vàng xanh
– Cuống trái thanh long phải được cắt sát
– Trái thanh long không có dấu hiệu sâu bệnh, hoặc dập nát.

xuất khẩu thanh long
Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng thanh long lớn nhất Châu Á

Màu sắc của trái thanh long

– Trái thanh long khi xuất khẩu phải đảm bảo độ chín theo tiêu chuẩn 4-6
– Vỏ trái thanh long có độ đỏ từ 75%, tai có màu xanh hoặc vàng xanh
– Phần vỏ trái thanh long có khoảng 90% là màu hồng so với các điểm loang trên trái

Trọng lượng trái thanh long

Trái thanh long khi xuất khẩu sẽ được phân loại theo từng size cụ thể như:

– Size S: 300gr – 380gr
– Size M: 381gr – 461gr
– Size L: 461gr – 600gr

Tình trạng bên trong trái thanh long

Bên trong trái thanh long phải đảm bảo ruột có màu trắng hoặc đỏ, hạt đen thịt quả rắn chắc không có dâu hiệu dập nát. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cập nhật thủ tục xuất khẩu xoài ?

Thủ tục xuất khẩu thanh long

Theo quy định của nhà nước thanh long là mặt hàng không bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu, do đó doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa thông thường mà không cần phải xin cấp phép giấy xuất khẩu.

xuất khẩu thanh long
Thanh long vỏ vàng ruột trắng

Theo khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC hồ sơ mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi làm hồ sơ hải quan bao gồm:

– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
– Packing List (phiếu đóng gói)
– Giấy tờ thu mua, bảng kê thu mua thanh long
– Các chứng từ liên quan khác

Chứng từ khi xuất khẩu thanh long

Nhằm đảo bảo việc xuất khẩu thanh long diễn ra thuận lợi tránh tình trạng hàng xuất đi bị trả về vì thiếu chứng từ hoặc quy trình không chính xác doanh nghiệp nên liên hệ với đối tác trước. Khi liên hệ với đối tác nhập khẩu thanh long cần làm rõ về yêu cầu hồ sơ, cũng như chứng từ, chứng nhận cần thiết. Những chứng từ mà đối tác nhập khẩu chắc chắn sẽ yêu cầu đối với bên xuất khẩu thanh long là:

Các chứng từ có thể người nhập khẩu yêu cầu:
– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
– Packing List (phiếu đóng gói);
– Bill of Lading (vận đơn hãng tàu);
– Fumigation Certificate (giấy chứng nhận hun trùng);
– Phytosanitary Certificate (giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật);
– Certificate Health (chứng nhận y tế);
– Certificate of Quality (C/Q – giấy chứng nhận chất lượng);
– Certificate of Analyst (C/A – bảng phân tích thành phần sản phẩm);
– Certificate of Origin (C/O – nếu có);
– Các chứng từ liên quan đến việc xuất khẩu thanh long

xuất khẩu thanh long
Sơ chế phân loại trái thanh long trước khi xuất khẩu

Lưu ý khi xuất khẩu thanh long

  • Giấy chứng thư kiểm dịch thực vật – Phytosanitary Certificate sẽ tính theo từng lô hàng xuất khẩu. Do đó với mỗi lô hàng xuất khẩu doanh nghiệp sẽ phải xin giấy chứng thư kiểm dịch khác nhau.
  • Thanh long khi xuất khẩu phải được đóng gói trong container có độ ẩm quy định từ 50-60% nhiệt độ từ 3-5 độ C nhằm đảm bảo độ tươi mới.

Hy vọng với những thông tin về quy định xuất khẩu thanh longvncomex vừa chia sẻ doanh nghiệp đã có thêm kiến thức về việc xuất khẩu hàng hóa. Thông qua bài viết này doanh nghiệp sẽ có thêm định hướng về việc sản xuất cũng như thủ tục xuất khẩu thanh long diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu thanh long nếu doanh nghiệp gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ với Vncomex để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục