Do nhu cầu xây dựng các tòa cao tốc trên toàn thế giới không ngừng gia tăng kéo theo đó nguyên liệu ngành vật liệu xây dựng như: xi măng, đá, gạch, sắt thép… cũng gia tăng không kém. Trong đó thép là vật dụng được sử dụng khá nhiều. Nắm bắt được nhu cầu sử dụng của thép nên nhiều doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam không ngừng gia tăng chất lượng và giá thành để xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ trình tự cũng như thủ tục xuất khẩu thép nên còn loay hoay trong việc xử lý hồ sơ dẫn đến việc chậm trễ mất đi khách hàng. Do đó doanh nghiệp đừng bỏ qua bài viết do Vncomex tổng hợp dưới đây nhé!
Thép là gì?
Thép là vật dụng được dùng rất nhiều trong ngành xây dựng nhà dân dụng, nhà cao tầng và gia công chế tạo máy. Thép là hợp kim của 2 kim loại là sắt và carbon cùng một số nguyên tố hóa học khác như: P, S, Mg, Mo, Si…
Ngày nay thép được sử dụng nhiều trong ngành cơ khí, xây dựng và ngành công nghiệp khác…
Mã số HS của thép
Mã số HS của thép khi xuất khẩu được quy định theo bảng dưới đây
Tên hàng hoá | HS Code |
– Gang thỏi, gang đúc | 7201 |
– Hợp kim ferro silic FE, MN | 7202 |
– Thép phế liệu | 7204 |
– Hạt thép, bi thép, bột sắt, thép tấm hợp kim | 7205 |
– Thép hợp kim làm khuôn, phôi thép SD295A, SD390, 3SP, 5SP | 7206, 7207 |
– Thép tấm, cuộn cán nóng không hợp kim ( SS400, SAE1006..….) | 7208 |
– Thép cuộn, tấm cán nguội(SPCC……) | 7209 |
– Thép mạ không hợp kim( kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện….) | 7210 |
– Thép cán nóng, cán nguội loại 2, PO, băng | 7211 |
– Thép mạ ( kẽm, nhôm, mạ thiếc, mạ điện….) loại 2, băng | 7212 |
– Thép cuộn/ cây tròn, wire rod, phôi thép đường kính lớn | 7213 |
– Thép công cụ | 7214-7215 |
– Thép hình U, I, V, Góc, L, hộp vuông | 7216 |
– Dây thép carbon, không hợp kim các loại | 7217 |
– Thép không rỉ dạng thỏi, khuôn, dạng phôi | 7218 |
– Thép không rỉ cán nóng, cán nguội, dạng tấm, cuộn, que (304,…) | 7219-7221 7222 |
– Thép đặc chủng( SKD11, S50C, thép hợp kim…) | 7224 |
– Thép cán nóng hợp kim A36B,SS400, SPHC cuộn/tấm (Hàng chính phẩm) Có Crom hoặc Bo… | 7225 |
– Thép hợp kim mã kẽm tấm/băng, Thép siliic định hướng và không | 7226 |
– Thép tròn, thép hình hợp kim | 7227 7228 7228 |
– Dây thép hợp kim | 7229 |
Những quy định về việc xuất khẩu thép
Tại nghị định 69/2018/NĐ-CP thì mặt hàng thép không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp xuất khẩu thép không cần xin giấy phép xuất khẩu mà chỉ cần thực hiện các thủ tục hải quan thông thường theo quy định của pháp luật.

Thuế phí khi xuất khẩu thép
Theo quy định thép không thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp khi xuất khẩu thép sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu.
>>> Xem thêm : Xuất khẩu ván MDF cần những thủ tục như thế nào ?
Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu thép
Doanh nghiệp khi xuất khẩu thép cần lưu ý quy định về địa điểm làm thủ tục xuất khẩu có trong điều 17 của bộ Luật Hải Quan như sau:
“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.”
Quy trình xuất khẩu thép
Dưới đây là các bước thực hiện để có thể xuất khẩu thép một cách nhanh chóng và đầy đủ giấy tờ nhất.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan
Doanh nghiệp xuất khẩu thép sẽ phải chuẩn bị hồ sơ hải quan bao gồm:
– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Giấy vận đơn- Bill of Lading
– Các chứng từ liên quan

Bước 2: Khai báo thông tin
Doanh nghiệp xuất khẩu thép chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hải quan sẽ tiến hành khai báo thông tin.
Bước 3: Kiểm tra tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan được doanh nghiệp khai báo và điền đầy đủ sẽ được gửi đến cơ quan hải quan. Tại cơ quan hải quan sẽ thực hiện việc kiểm tra hồ sơ chiểu theo quy định của pháp luật. Nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu sẽ được cơ quan hải quan phản hồi nêu rõ lý do. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm hồ sơ hải quan khi xuất khẩu sắt mới nhất ?
Bước 4: Phân luồng tờ khai hải quan
Để thuận tiện cho doanh nghiệp khi khai báo hải quan. Hiện nay cơ quan hải quan đã mở khai báo thông tin qua tờ khai điện tử. Sau khi nộp tổng Cục Hải Quan sẽ phân luồng tờ khai theo quy định.
- Luồng 1: Tiếp nhận thông tin khai báo hải quan của doanh nghiệp
- Luồng 2: Kiểm tra chứng từ, hồ sơ hải quan của đơn vị khai báo nộp cho cơ quan hải quan
- Luồng 3: Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu thực tế và đối chiếu chứng từ đã nộp có khớp hay không?
Bước 5: Thông quan hàng hóa
Tại bước này cơ quan hải quan sẽ có nhiệm vụ kiểm tra hàng hóa thực tế và hồ sơ hải quan đã nộp có chính xác hay không? Nếu doanh nghiệp xuất khẩu thép đáp ứng đầy đủ điều kiện sẽ ra quyết định thông quan hàng hóa. Như vậy doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài.

Một số lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu thép
Mặc dù thủ tục xuất khẩu thép rất đơn giản nhưng để việc xuất khẩu diễn ra thuận lợi doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:
Shipping mark (nhãn dán hàng hóa)
Để đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa tránh bị thất lạc nên dán Shipping mark trên mỗi kiện hàng. Nội dung trên mỗi Shipping mark sẽ có những thông tin như sau:
– Tên hàng hóa bằng tiếng anh
– Tên đơn vị sản xuất hoặc xuất khẩu
– Tên đối tác nhập khẩu
– MADE IN VIETNAM
– Số thứ tự kiện/tổng số kiện
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Mặc dù khi xuất khẩu hàng hóa nhà nước Việt Nam không yêu cầu doanh nghiệp cần phải có chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Tuy nhiên tại một số đối tác sẽ yêu cầu người bán phải có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Made in Vietnam.
Hy vọng với những thông tin mà Vncomex vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu thép.