Tiềm năng xuất khẩu tỏi và quy trình xuất khẩu

5/5 - (1 vote)

    Tỏi được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và dần tiến ra thị trường quốc tế, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu nhìn ra tiềm năng của loại cây gia vị này nên đã đẩy mạnh xuất khẩu tỏi trong một vài năm gần đây. Dưới đây, vncomex sẽ giới thiệu chi tiết quy trình xuất khẩu tỏi cho các doanh nghiệp mới tiếp cận với mặt hàng này. 

Tỏi là gì? Những thành phần dinh dưỡng trong củ tỏi

Từ lâu, tỏi hiện diện ở khắp các chợ, siêu thị ở Việt Nam, là gia vị không thể thiếu để chế biến nhiều món ăn, nước chấm, góp phần làm cho bữa ăn của người Việt thêm đậm đà. Tỏi là loại thực vật thuộc họ Hành (họ hàng với hành tây, hành ta, tỏi tây,…). Củ tỏi là một bộ phận của cây tỏi, mỗi một củ sẽ chứa nhiều tép tỏi. Các tép tỏi được bao quanh bằng một lớp vỏ mỏng.

Xuất khẩu tỏi
Ngoài tác dụng làm gia vị giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn thì tỏi còn được biết đến như một bài thuốc cổ truyền

Ngoài tác dụng làm gia vị giúp món ăn thơm ngon, hấp dẫn hơn thì tỏi còn được biết đến như một bài thuốc cổ truyền, tốt cho sức khỏe và có khả năng điều trị một số loại bệnh. Đó là bởi trong mỗi củ tỏi có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người:

  •  Protein; carbs; vitamin (B1,2,3,6), canxi, mangan, sắt, magie, kali, photpho,….

Theo một số nghiên cứu, cứ trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất khác như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho,…

Tuy nhiên, thành phần mang nhiều công hiệu nhất trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa một  hàm lượng cao germanium và selen. Thậm chí, hàm lượng germanium trong tỏi còn có phần cao hơn so với các dược liệu quý khác như nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

Tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin. Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin.

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu hoa quả đóng hộp ?

Tỏi là cây trồng chủ lực, có tiềm năng xuất khẩu lớn

Tại Việt Nam, tỏi thường được trồng vào vụ đông sau khi thu hoạch lúa. Ban đầu, mục đích chính của trồng tỏi là để ăn, phơi khô và bán cho các tiểu thương. Dần dần, nhờ sự thích hợp của vùng đất thổ nhưỡng và khí hậu cùng với đó là chọn giống, chăm sóc và bảo quản tỏi ở nhiều vùng có hương vị thơm cay đặc trưng, ngoại hình đẹp, to chắc,… (ví dụ : Tỏi Kinh Môn, Tỏi Lý Sơn,…) 

Xuất khẩu tỏi
Tỏi có vị cay nồng, là gia vị không thể thiếu trong các món ăn

Nhận thấy được những tiềm năng kinh tế từ loại củ có tiếng là “vàng trắng” này, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành thu mua, phân phối tỏi ra thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là dần đẩy mạnh xuất khẩu tỏi. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình, thủ tục xuất khẩu bột mì .

Thủ tục xuất khẩu tỏi mà doanh nghiệp nên lưu ý 

Với mỗi thị trường sẽ có các yêu cầu khác nhau về xuất khẩu tỏi. Về cơ bản, tỏi chia làm hai dạng khi xuất khẩu: 

  • Tỏi chưa qua chế biến
  • Tỏi đã qua chế biến

Đối với tỏi chưa qua chế biến, cần có một số giấy phép như sau:

  • Trước khi nhập khẩu phải có giấy phép nhập khẩu hợp lệ do Bộ Nông nghiệp của quốc gia xuất khẩu tỏi tới (tùy quốc gia có thể đăng ký xin cấp phép giấy nhập khẩu bằng hình thức online)
  • Giấy chứng nhận an toàn sinh học do Cục kiểm dịch Thực vật kiểm tra
  • Giấy chứng nhận hun trùng/ khử trùng (kĩ thuật khử trùng/ ngày khử trùng/ tên hoặc số hiệu của cơ sở khử trùng)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật gốc
  • Giấy chứng nhận trồng tại vùng nguyên liệu an toàn
  • Đóng gói trong bao bì sạch, mới, dán tem mác đầy đủ thông tin về sản phẩm

Bên cạnh đó, các container vận chuyển phải được đảm bảo về điều kiện chứa hàng hóa, đóng cửa trước khi chuyển từ cầu cảng đến địa điểm kiểm tra chất lượng. Ngoài ra, tỏi cũng có thể được chứa trong container có chia lưới, sàng lọc, che phủ,… đảm bảo an toàn bằng tấm nhựa, bạt phủ,…

Tỏi xuất khẩu được xác minh là tuân thủ các điều kiện nhập khẩu trước khi được thông quan.

Đối với tỏi đã qua chế biến, một số quốc gia sẽ không cần giấy phép nhập khẩu hợp lệ nhưng lại cần thêm một số giấy phép, điều kiện khác: 

  • Tỏi phải được bóc vỏ và đóng trong túi nhựa hút chân không
  • Đóng gói túi hút chân không trong giấy bạc
Xuất khẩu tỏi
Đóng gói tỏi qua chế biến cần phải hút chân không

Cùng với đó, xuất khẩu tỏi cũng cần các giấy tờ để tiến hành làm thủ tục thông quan:

  1. Invoice (Hóa đơn thương mại)
  2. Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  3. Bill Of Lading (Vận đơn)
  4. Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
  5. Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate)

Tỏi đã và đang trở thành nông sản có giá trị về kinh tế,  khẳng định được uy tín của mình ở thị trường trong nước và quốc tế. Để có thể xuất khẩu tỏi mạnh hơn nữa, giúp thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam thì cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm tỏi cũng như tìm hiểu kĩ càng về thị trường xuất khẩu tỏi. Hy vọng vncomex đã giúp bạn và quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về giống cây gia vị này và quy trình xuất khẩu tỏi ra các nước.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục