Xuất khẩu trái cây sấy – Cơ hội cho trái cây Việt Nam

5/5 - (2 votes)

   Thay vì lựa chọn xuất khẩu trái cây tươi, nhiều doanh nghiệp chọn trái cây sấy khô và biến tấu thêm các gia vị cho phù hợp với nhu cầu của từng thị trường rồi đem đi xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của các loại trái cây sấy là châu Á, Mỹ và EU. Vậy, thủ tục xuất khẩu trái cây sấy cần những gì? 

Cơ hội để xuất khẩu trái cây sấy

Xét về ưu thế dài hạn của Việt Nam trong xuất khẩu trái cây sấy thì có thể kể đến các điểm sau:

  • Diện tích trồng trái cây lớn, nhiều vựa trái cây
  • Nhiều loại cây cho trái quanh năm: thanh long, dứa, xoài, chuối, đu đủ, nhãn, chôm chôm… 
  • Công nghệ sấy ngày càng hiện đại và tiên tiến

xuất khẩu trái cây sấy

Các loại trái cây sấy khô sẽ được bảo quản lâu hơn so với hoa quả tươi. Chính vì đặc tính này nên con người đã tìm ra những cách mới để sấy khô, bảo quản trái cây. Ngày nay, công nghệ sấy trái cây đã được cải tiến và hoàn thiện hơn rất nhiều. Gồm có 4 loại công nghệ sấy chính: 

Công nghệ sấy nhiệt: Sử dụng nhiệt độ cao, làm nước trong trái cây bay hơi (Chỉ cần nhiệt độ dưới 100 độ C và nhiệt độ càng gần 100 độ C thì khả năng bay hơi nước trong trái cây càng cao). 

Công nghệ sấy lạnh: Sấy trái cây ở nhiệt độ thấp, tách ẩm trong không khí rồi gia tăng nhiệt cho không khí ấm lên, làm trái cây khô nhanh hơn (Nhiệt độ ở mức dưới 50 độ C) 

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu cafe ?

Công nghệ sấy chân không (vi sóng): Phương pháp sấy mới và hiện đại hơn so với sấy nhiệt và sấy lạnh. Vận dụng nguyên lý bay hơi của nước ở môi trường áp suất thấp (chân không) khiến nước trong trái cây bay hơi nhanh chóng và khô nhanh. Phương pháp này giúp trái cây giữ được nhiều chất dinh dưỡng và màu sắc đẹp.

Công nghệ sấy thăng hoa: Ứng dụng nguyên lý thăng hoa của nước. Nước đóng băng và khi có một môi trường phù hợp thì nước ở thể rắn có thể chuyển sang thể khí (không cần trải qua giai đoạn chuyển sang thể lỏng). Theo phương pháp này, trái cây sẽ được làm đông cứng và điều chỉnh các yếu tố trong buồng sấy để nước có thể thăng hoa. Từ đó nước ở thể rắn sẽ chuyển sang thể khí và được hút ra bên ngoài.  Đây là phương pháp sấy trái cây hiện đại nhất hiện nay.

Xuất khẩu trái cây sấy

Xuất khẩu trái cây sấy cần những giấy tờ, thủ tục nào?

Trái cây sấy xuất khẩu muốn ra tới thị trường nước ngoài cần có những loại giấy tờ và thủ tục nào? Dưới đây, Vncomex sẽ giới thiệu các loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với lô hàng trái cây xuất khẩu trước khi thông quan. 

  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, công ty
  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận cơ sở chế biến đạt đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (được cấp phép bởi Ban quản lý an toàn thực phẩm)
  • Trong đó, hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:  
  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất/ chế biến/ kinh doanh thực phẩm
  • Giấy chứng minh về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, dụng cụ chế biến đã đạt chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. 
  • Giấy xác nhận về điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (giấy này do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp)
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình xuất khẩu bắp cải .

Bên cạnh đó, các giấy tờ chứng nhận khác mà doanh nghiệp cần chuẩn bị khi xuất khẩu trái cây sấy là:

Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm: Dùng để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm trái cây sấy theo nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:

  • Bản tự công bố sản phẩm (Mẫu số 1 nghị định 15/2018/NĐ-CP)
  • Mẫu sản phẩm (kiểm nghiệm phù hợp quy định và kiểm định tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận/chỉ định)
  • Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu

Chứng nhận y tế (Health Certificate – HC): Được cấp cho các loại thực phẩm sản xuất ở Việt Nam (cấp bởi Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế). Hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – HC
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 
  • Nhãn sản phẩm trái cây xuất khẩu
  • Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (số hiệu lô, ngày sản xuất – hạn sử dụng)
  • Thời gian cấp chứng nhận y tế: 05 ngày làm việc.

Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate Of Sale – CFS): Chứng minh cho sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông tự do ở thị trường nội địa. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 
  • Kiểm nghiệm sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu
  • Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu 
  • Nhãn sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu
  • Thời gian cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do:  05 – 07 ngày làm việc.

Xuất khẩu trái cây sấy

Trên đây vncomex đã khái quát về trái cây sấy và các thủ tục xuất khẩu trái cây sấy để các doanh nghiệp tham khảo. Hy vọng, doanh nghiệp đã có thêm nhiều thông tin để thúc đẩy nhanh quá trình thông quan cho sản phẩm trái cây sấy của mình. 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục