[Cập nhật] Các thủ tục xuất khẩu ván MDF mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

Ván gỗ MDF là một thuật ngữ chúng ta thường nghe trong sản xuất nội thất hiện nay. Chúng thường được ứng dụng nhiều nhất trong đồ dùng nội thất gia đình, nội thất văn phòng,…  Đây được xem như nguồn nguyên liệu có thể thay thế dần gỗ tự nhiên vốn đang trở nên khan hiếm. Vậy ván gỗ MDF là gì? Chúng được xuất khẩu ra sao? Cùng Vncomex tìm hiểu về các thủ tục xuất khẩu ván MDF thông qua bài viết dưới đây. 

Ván MDF là gì? Cấu tạo của ván MDF

MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard (ván sợi mật độ trung bình). MDF cũng là tên gọi chung cho 3 loại sản phẩm ván ép khác nhau. 

Ván gỗ MDF được sản xuất từ các loại gỗ cứng và mềm, có cấu tạo gồm các thành phần chính: bột sợi gỗ, paraffin wax, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ nhằm chống mối mọt, ẩm mốc, bột độn vô cơ. Ngoài ra có thể thêm một số thành phần gỗ cứng tùy theo nhà sản xuất.

xuất khẩu ván mdf
MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard (ván sợi mật độ trung bình)

Như vậy gỗ công nghiệp MDF có thể hiểu là loại gỗ sản xuất từ gỗ qua quá trình liên kết giữa các sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất và tổng hợp nên. Chúng có độ dày khác nhau, được ưa chuộng trong xây dựng và nội thất nhà ở,… Hiện nay, người ta cũng xuất khẩu ván MDF để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường thế giới. 

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ ván dăm cần những quy trình gì ?

Các loại gỗ vụn, nhánh cây khi cho vào máy đập nhỏ ra, sau đó đưa vào máy nghiền nát. Gỗ lúc này chỉ ở dạng sợi gỗ nhỏ Cellulose. Các sợi gỗ cũng được đưa qua bồn rửa trôi các tạp chất, khoáng vật nhựa,.. Cuối cùng đưa vào máy trộn keo, trộn cùng các chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ tạo nên thành phẩm là ván MDF. 

xuất khẩu ván mdf
Hiện nay, người ta cũng xuất khẩu ván MDF để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường thế giới.

Các giấy tờ cần chuẩn bị để xuất khẩu ván MDF 

Theo điều 7, Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” quy định như sau:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

  1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.
  2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

>>> Tham khảo : Xuất khẩu thép cần quy trình và thủ tục như thế nào ?

Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

  1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.…”

Như vậy, các loại gỗ làm nên ván MDF phải là loại không bị cấm xuất khẩu. Nếu gỗ làm ván MDF không bị cấm xuất khẩu thì có thể kê khai hàng hoá theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu ván MDF nếu còn vướng mắc  có thể liên hệ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan quản lý chuyên ngành) để được giải đáp cụ thể. 

  • Giấy kiểm dịch thực vật để xuất khẩu ván MDF

Theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT “Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Danh mục phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 05 tháng 09 năm 2014 thì khoản 1 Điều 1 “Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật” có mục “đ) Gỗ tròn, gỗ xẻ, pallet gỗ, mùn cưa, mùn dừa;” thuộc diện phải kiểm dịch.

Như vậy, muốn xuất khẩu ván MDF thì doanh nghiệp phải làm kiểm dịch thực vật. 

  • Về thuế suất xuất khẩu ván MDF

Để xác định được thuế suất xuất khẩu ván MDF, các doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng này. 

Ván MDF (Medium Density Fiberboard) thuộc nhóm 4411 “Ván sợi bằng gỗ hoặc bằng các loại vật liệu có chất gỗ khác, đã hoặc chưa ghép lại bằng keo hoặc bằng các chất kết dính hữu cơ khác.” Phân nhóm 1 gạch ‘- Ván sợi có tỷ trọng trung bình (MDF)

Thuế suất xuất khẩu MDF  là 0% (không phần trăm).

xuất khẩu ván mdf
Thuế suất xuất khẩu MDF  là 0% (không phần trăm).

Thủ tục xuất khẩu doanh nghiệp cần biết về ván mdf 

Bộ hồ sơ cơ bản để xuất khẩu ván MDF bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai hải quan nhập khẩu

– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

– Bill of Lading

– C/O nếu có

– Các chứng từ khác (nếu có)

Các doanh nghiệp nên chủ động chuẩn bị để quá trình thông quan nhanh chóng, thuận tiện hơn.

Trên đây là một số thông tin về quy trình và cách thức xuất khẩu ván MDF mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc và doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục xuất khẩu ván MDF, có thể liên hệ với Vncomex sớm nhất để biết chi tiết cách xuất khẩu hiệu quả nhất. 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục