Quy trình thủ tục xuất khẩu viên nén mùn cưa mới nhất 2024

5/5 - (2 votes)

      Nguồn nhiên liệu tự nhiên như than, củi, dầu… đang có dấu hiệu cạn kiệt kéo theo đó là những vấn đề về môi trường, khí hậu, và sức khỏe…do đó con người đang dần chuyển hướng tìm kiếm nguồn năng lượng xanh sạch và có hiệu quả tương đương. Một trong số đó chính là viên nén mùn cưa. Xuất khẩu viên nén mùn cưa không chỉ giải quyết được vấn đề khí đốt của thế giới mà còn có tác dụng mang lại nguồn lợi kinh tế cho nước xuất khẩu. Vậy trong quá trình xuất khẩu viên nén mùn cưa doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ, hồ sơ và thủ tục như nào? Hãy cùng theo dõi thông qua bài viết dưới đây do Vncomex tổng hợp nhé!

Viên nén mùn cưa là gì?

Viên nén mùn cưa có tên tiếng anh là Wood Pellet được sản xuất từ những vật liệu nông nghiệp như mùn cưa, dăm bào, thân ngô, gỗ thải, gỗ vụn, vỏ đậu phộng, trấu… Trải qua quá trình chọn lựa và sấy ép với áp lực cao sẽ mang đến thành phẩm là viên nén mùn cưa nhỏ và cứng có khả năng thay thế các nguyên liệu hóa thạch tự nhiên.

 xuất khẩu viên nén mùn cưa
Viên nén mùn cưa là gì

Viên nén mùn cưa thường có độ ẩm rất thấp, tro thấp tuy nhiên nhiệt lượng từ viên nén mùn cưa là rất cao. Đặc biệt khi sử dụng viên nén mùn cưa rất an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nên ngày càng được ưu chuộng trên thị trường.

>>> Xem thêm : Cập nhật hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu hương ?

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của viên nén mùn cưa là Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia Châu Âu.

– Đường kính: Từ 6-12 mm tùy dây chuyền
– Chiều dài: 10 – 50 mm
– Độ ẩm: < 8%
– Độ tro: < 1.5%
– Nhiệt lượng tối thiểu: 4.600 kcal/kg

Công dụng của viên nén mùn cưa.

– Viên nén mùn cưa là công cụ sinh học giúp lót chuồng gà, lợn dê để hút ẩm theo công nghệ sinh học hiện đại.
– Viên nén mùn cưa dùng để đốt tạo ra nhiệt điện giúp tiết kiệm nhiên liệu, khói bụi cũng như nhiên liệu trong các thiết bị sưởi ấm.
– Viên nén mùn cưa giúp cung cấp nhiệt trong quá trình giặt là
– Viên nén mùn cưa giúp cung cấp nhiệt điện cho hệ thống hấp sấy thanh trùng của các nhà máy sản xuất thực phẩm
– Viên nén mùn cưa cung cấp nhiệt điện cho quá trình đóng gói của các nhà máy sản xuất thực phẩm
– Viên nén mùn cưa giúp sấy thực phẩm, thức ăn gia súc, gia cầm
– Viên nén mùn cưa cung cấp nhiệt điện cho các hệ thống nước nóng, xông hơi của khu chung cư tòa nhà…

Quy định và chính sách về thủ tục xuất khẩu viên nén mùn cưa.

Để xuất khẩu viên nén mùn cưa sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp sẽ cần lưu ý về những văn bản pháp lý cũng như quy định hiện hành của nhà nước như:

Cơ sở pháp lý quy định về việc xuất khẩu viên nén mùn cưa.

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

 xuất khẩu viên nén mùn cưa
Gỗ dăm, thân ngô, gỗ thải, gỗ vụn, vỏ đậu phộng, trấu… là nguyên liệu chính để sản xuất ra viên nén mùn cưa

Mã số HS của viên nén mùn cưa

Mỗi sản phẩm khi xuất khẩu sẽ được quy định mã số HS riêng để dựa vào đó sẽ có quy định về thuế suất riêng. Chính vì vậy doanh nghiệp cần phải khai báo chính xác mã số HS tránh trường hợp hàng hóa bị trả về mất thời gian và chi phí phát sinh chỉ vì sai mã HS
Mã HS của viên nén mùn cưa khi xuất khẩu là: 4401.3100
Theo biểu thuế xuất khẩu được bao hành vào năm 2018 viên nén mùn cưa khi xuất khẩu sẽ không bị thu phí xuất khẩu. Bởi vậy doanh nghiệp khi xuất khẩu viên nén mùn cưa sẽ không phải nộp bất kỳ khoản thuế xuất khẩu nào. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình xuất khẩu xỉ hạt lò cao mới nhất ?

Quy trình và thủ tục xuất khẩu viên nén mùn cưa

Khi xuất khẩu viên nén mùn cưa doanh nghiệp vẫn thực hiện các quy trình xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị thêm 2 giấy kiểm dịch thực vật và giấy chứng nhận Hun trùng cho mặt hàng viên nén mùn cưa.

 xuất khẩu viên nén mùn cưa
Quy trình xuất khẩu viên nén mùn cưa

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật

Để có được giấy đăng ký kiểm dịch thực vật trước ngày tàu chạy từ 2-3 ngày doanh nghiệp cần xin giấy kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch thực vật. Bộ hồ sơ để xin giấy đăng ký kiểm dịch thực cần:

– Đơn xin đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của cơ quan kiểm dịch
– Hợp đồng mua bán
– Vận đơn- Bill of Lading
– Hóa đơn bán hàng- Invoice
– Phiếu đóng gói- Packing List
– Nếu là đại lý hỗ trợ cần phải có giấy ủy quyền của chủ hàng
– Mẫu viên nén mùn cưa cần kiểm dịch

Doanh nghiệp cần giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật sẽ mang mẫu viên nén mùn cưa lên cơ quan kiểm dịch để xác nhận. Khai báo thông tin lô hàng sẽ xuất khẩu theo địa chỉ trang web của chi cục kiểm dịch thực vật. Sau 24h từ khi khai báo và nộp hồ sơ cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại cho doanh nghiệp bản nháp chứng minh cho nhà xuất khẩu giấy chứng thư. Khi nhận được bản nháp kiểm dịch thực vật, sẽ gửi cho doanh nghiệp nhập khẩu đồng kiểm tra. Nếu hồ sơ đạt tiêu chuẩn thì doanh nghiệp xuất khẩu viên nén mùn cưa sẽ đến chi cục kiểm dịch đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Giấy chứng nhận hun trùng

Việc xin giấy xác nhận hun trùng không quá phức tạp. Doanh nghiệp xuất khẩu sau khi đã đóng gói hàng hóa lên container ở cảng chỉ cần sử dụng các bên cũng cấp dịch vụ hun trùng. Những bên cung cấp dịch vụ hun trùng sẽ đến tận cảng hàng hóa và thực hiện công việc của họ. Hồ sơ cần thiết để cấp giấy chứng nhận hun trùng là:

– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói- Packing List
– Vận đơn- Bill of Lading

Hồ sơ hải quan

Dựa theo khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015 quy định về hồ sơ hải quan cần thiết của doanh nghiệp khi xuất khẩu viên nén mùn cưa là:

– Hợp đồng mua bán quốc tế- Sales Contract( Nếu có)
– Bảng kê chi tiết lâm sản có dấu xác nhận của cơ quan kiểm lâm
– Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói- Packing List
– Vận đơn- Bill of Lading
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu(nếu có)
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy chứng nhận hun trùng

Hy vọng với những thông tin về việc xuất khẩu viên nén mùn cưaVncomex đã tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong kế hoạch xuất khẩu của mình.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục