Cập nhật những thủ tục cần thiết khi xuất khẩu thảo quả

5/5 - (1 vote)

Thảo quả được ví là nữ hoàng của các loại gia vị nhờ hương thơm, vị ngọt nhẹ xen lẫn là chút cay nồng. Thảo quả thường được sử dụng trong nấu ăn, tinh dầu hoặc làm hương liệu, hoặc được sử dụng trong đông y. Nhu cầu sử dụng thảo quả trên thế giới ngày càng có xu hướng gia tăng. Nhận thấy tiềm năng từ trái thảo quả nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến hành xuất khẩu thảo quả sang những thị trường tiềm năng để thu về nguồn lợi kinh tế. Bài viết dưới đây Vncomex sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp những giấy tờ và thủ tục cần thiết khi xuất khẩu thảo quả sang thị trường nước ngoài nhé!

xuất khẩu thảo quả
Hình ảnh cây thảo quả có hình dáng khá giống cây gừng nhưng có chiều cao lớn hơn

Thảo quả là gì?

Thảo quả là cây thuộc họ gừng, hình dáng khá giống cây gừng nhưng có kích thước lớn hơn rất nhiều. Cây thảo trưởng thành có chiều cao lên tới 2-3m và có đường kính thân cây lên tới 4cm. Thông thường quả của cây thảo quả sẽ mọc ra ở gốc với những chùm quả màu mận chín. Thảo quả được thu hoạch sẽ lấy hạt bên trong của quả. Mỗi quả thảo quả sẽ có khoảng 20-30 hạt. Thảo quả thường được sử dụng để nấu ăn hoặc dùng trong y học.

    >>> Xem thêm : Cập nhật quy trình xuất khẩu khoai tây ?

Công dụng của thảo quả.

– Hạt của thảo quả được sử dụng điều trị sốt, giúp ấm bụng, kích thích ăn uống ngon hơn
– Thảo quả chín được phơi khô và sử dụng tạo mùi hương cho món ăn
– Giảm hàm lượng caffeine có trong cơ thể
– Giúp làm mát cơ thể
– Giảm sự co thắt của dạ dày
– Giảm các cơn đau họng
– Giảm đau thần kinh, viêm phế quản và hen suyễn.

xuất khẩu thảo quả
Thảo quả được ví là nữ hoàng của các loại gia vị

Mã HS của thảo quả

Thông qua mã HS cơ quản hải quan sẽ tiến hành áp dụng thuế xuất khẩu cũng như các quy định hải quan hiện hành cho mặt hàng đó.
Mã số HS của thảo quả khi xuất khẩu là: 09083100

Quy trình làm thủ tục xuất khẩu thảo quả

Căn cứ vào nghị định số 69/2018/NĐCP của chính phủ được ban hành ngày 15/5/2018. Thảo quả là mặt hàng được phép xuất khẩu ở thị trường Việt Nam .Do đó khi xuất khẩu thảo quả ngoài những thủ tục giấy tờ mà cơ quan hải quan yêu cầu sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ như:

– Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thảo quả
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
– Giấy xác nhận cơ sở sản xuất kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan ban hành có thẩm quyền cấp phép. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những lưu ý khi xuất khẩu sachi ?

Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm

Doanh nghiệp khi cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bao gồm:

– Giấy đăng ký kinh doanh với ngành nghề sản xuất/ chế biến/ và kinh doanh thực phẩm
– Giấy xác nhận đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, dụng cụ sản xuất đạt tiêu chuẩn
– Giấy xác nhận về điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (giấy này do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp)
– Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

xuất khẩu thảo quả
Khi chín thảo quả có màu đỏ thẩm

Ngoài ra doanh nghiệp xuất khẩu thảo quả sẽ phải chuẩn bị thêm những chứng nhận khác như:

Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm: Dùng để đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm trái cây sấy theo nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bao gồm:

– Hồ sơ tự công bố sản phẩm theo mẫu số 1 của nghị định 15/2018/NĐ-CP
– Mẫu sản phẩm sẽ xuất khẩu
– Hình ảnh mẫu nhãn sản phẩm xuất khẩu

Giấy chứng nhận y tế -Health Certificate

Giấy chứng nhận y tế Health Certificate – HC được cấp bởi cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế. Hồ sơ cần thiết khi yêu cầu cấp giấy chứng nhận y tế bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – Health Certificate
– Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Nhãn sản phẩm trái cây xuất khẩu
– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm (số hiệu lô, ngày sản xuất – hạn sử dụng)
– Thời gian cấp chứng nhận y tế: 05 ngày làm việc.

xuất khẩu thảo quả
Người dân đang thu hoạch thảo quả

Chứng nhận lưu hành tự do- Certificate Of Sale/ CFS

Giấy chứng nhận lưu hành tự do là giấy phép chứng nhận sản phẩm đó có thể lưu hành tự do ở thị trường nội địa. Để được cấp giấy phép lưu hành tự do doanh nghiệp cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do – CFS
– Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
– Kiểm nghiệm sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu
– Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu
– Nhãn sản phẩm trái cây sấy xuất khẩu
– Thời gian cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do: 05 – 07 ngày làm việc.

Hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu thảo quả

Để xuất khẩu thảo quả, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục thông quan như sau:

– Invoice – Hóa đơn mua bán
– Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa
– Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
– Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật
– Fumi – Giấy Chứng nhận đã hun trùng
– C/O – Certificate of Origin – Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng (nếu có yêu cầu từ bên nhập khẩu)

Trên đây là những giấy tờ cần thiết để xuất khẩu thảo quả sang thị trường nước ngoài. Vncomex hy vọng quý bạn đọc và doanh nghiệp đã có được những thông tin hữu ích để có thêm định hướng và kế hoạch xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục