[Cập nhật] Chi tiết thủ tục xuất khẩu ớt tươi năm 2024

4.7/5 - (4 votes)

  Trung Quốc là thị trường tiềm năng với nhu cầu sử dụng ớt mỗi năm luôn ở mức cao nhất thế giới. Chính vậy doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã và đang đẩy mạnh sản lượng ớt sang thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang loay quay chưa nắm rõ về quy định, trình tự thủ tục hải quan xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vncomex sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về quy định thu hoạch, đóng gói, vận chuyển, xuất khẩu ớt chi tiết thông qua bài viết này.

Xuất khẩu ớt

Tổng quan về trái ớt

Trái ớt có nguồn gốc từ Châu Mỹ tuy nhiên hiện nay trái ớt được trồng tại rất nhiều nơi trên thế giới. Công dụng chính của trái ớt là để làm gia vị trong nấu nướng, và còn là 1 vị thuốc.

Xuất khẩu ớt
Ớt Capsicum chinense

Hiện nay Việt Nam đang trồng những loại ớt như:

  • Ớt hiểm: Ớt hiểm là trái ớt có nhiều màu trên cùng 1 cây như: trắng, đỏ, vàng và có vị rất cay
  • Ớt sừng trâu: Ớt sừng trâu có hình dáng khá dài và nhọn thường được dùng làm gia vị nấu ăn.
  • Ớt Đà Lạt: Ớt Đà Lạt hay còn gọi là ớt chuông, ớt tây. Khác với những loại ớt khác trên thị thường ớt này không có vị cay mà có vị ngọt nên thường được dùng để xào nấu, làm salat, nộm….
  • Ớt Capsicum chinense: Trái ớt này có hình dạng khá đặc biệt như quả tròn, hơi teo màu sắc khi chín khá đa dạng như vàng cam, xanh hoặc đỏ. Trái ớt này cũng không có vị cay nên thường được dùng để trang trí món ăn.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu mật ong ?

Thủ tục hải quan xuất khẩu ớt

Khi xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường khác doanh nghiệp cần đảm bảo những quy định nghiêm ngặt dưới đây :

Chính sách xuất khẩu

Vì ớt tươi không thuộc danh mục hàng hóa yêu cầu cần có giấy phép xuất khẩu nên khi xuất khẩu không cần” giấy phép xuất khẩu” như những mặt hàng khác.

Xuất khẩu ớt
Bà con nông dân đang phân loại ớt xuất khẩu

Kiểm dịch thực vật

Theo thông tư 33/ BNNPTNT/2041 doanh nghiệp khi xuất khẩu ớt cần phải điền theo tờ khai về kiểm dịch thực vật. Nếu doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu sẽ phải kiểm tra tại kho đóng hàng.

Mã HS của sản phẩm

– Mã HS của trái ớt là: 07096010
– Trái ớt là mặt hàng không có thuế xuất khẩu nên sẽ không bị tính thuế VAT khi xuất khẩu hàng hóa

Hồ sơ xuất khẩu ớt

Dựa theo quy định tại khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC) doanh nghiệp khi xuất khẩu ớt cần phải xuất trình cũng như nộp những giấy tờ liên quan như sau:

– 01 bản chính tờ khai hải quan điện tử
– Commercial invoice
– Hợp đồng mua bán hàng hóa
– Danh sách đóng gói hàng hóa (Packing list)

Tại cửa khẩu xuất khẩu cần thực hiện những thủ tục gì?

Khai báo hải quan theo quy định hiện hành thông qua phần mền hải quan điện tử. In tờ khai điện tử cùng bộ hồ sơ chứng từ để phân loại tờ khai.

– Luồng xanh: thanh lý tờ khai vào sổ tàu xuất
– Luồng vàng: Đưa hồ sơ giấy cho cơ quan hải quan kiểm tra
– Luồng đỏ: Kiểm tra hàng hóa và hồ sơ giấy liên quan

Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị những kiến thức về kiểm dịch, chất lượng sản phẩm, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận xuất xứ…..

Xuất khẩu ớt

Quy định về tiêu chuẩn xuất khẩu ớt

Khi xuất khẩu ớt tươi doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nắm rõ những quy định dưới đây tránh trường hợp hàng hóa không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chi tiết thủ tục khi xuất khẩu sả tươi sang thị trường nước ngoài.

Quy định đạt chuẩn Vietgap

Cây trồng theo tiêu chuẩn Vietgap sẽ giúp tăng giá trị nông sản, mang lại nguồn lợi kinh tế cho người dân và doanh nghiệp do đó cần lưu ý:

– Lựa chọn cây giống có khả năng chống sâu bệnh, có hiệu quả kinh tế cao
– Đất trồng không chứa hóa chất hoặc kim loại nặng
– Bón phân theo danh mục cho phép của Bộ Nông Nghiệp và thực hiện theo đính quy trình.

Điều kiện về thu hoạch và bảo quản ớt

– Chỉ thu hoạch những trái ớt có độ chín thích hợp, không thu hoạch những trái ớt vẫn còn xanh
– Nên thu hoạch ớt vào những hôm có thời tiết khô và lạnh
– Sau khi thu hoạch ớt cần phải phân loại. Chỉ lựa chọn những trái lành không bị sâu bệnh dập nát, cháy nắng, sạch, không có hơi nước xuất hiện trên bề mặt
– Sau khi phân loại ớt cần được bảo quản theo những quy định nghiêm ngặt. Trước khi ớt được bảo quản cần được giữ ở khu vực thoáng mát. Ớt được phân loại dựa vào giống, kích thước, chất lượng. Bao đóng gói ớt xuất khẩu cần được xử lý kỹ càng để tránh làm hư hỏng trái ớt. Nếu xếp chồng thùng ớt lên nhau cần phải đảm bảo lưu thông không khí
– Nhiệt độ bảo quản ớt khi xuất khẩu đối với ớt xanh là 7oC đến 8oC. Ớt đỏ sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 4oC đến 6oC
– Để duy trì độ cứng của trái ớt cần lưu ý đến độ ẩm. Bởi vậy độ ẩm lý tưởng để bảo quản trái ớt là 90-95% nếu độ ẩm không khí giảm dưới 90% thì doanh nghiệp cũng có thể bảo quản độ cứng của trái ớt bằng cách phủ tấm polyetylen lên mỗi bao bì hàng hóa và cần phải tháo bỏ tấm phủ 1-2h để lưu thông không khí
– Tùy theo giống ót, mức độ chín, điều kiện khí hậu, quy trình canh tác thì thời gian bảo quản ớt sẽ dao động trong khoảng thời gian từ 10-30 ngày.
– Vì ớt là mặt hàng rất dễ bị thối hỏng nên để đảm bảo chất lượng cần kiểm tra định kỳ 2-3 ngày/ lần. Nếu phát hiện trái hư hỏng hoặc xuất hiện sâu bệnh cần có phương án loại trừ ngay.

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy định xuất khẩu ớt sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung mà vncomex đã tổng hợp lại. Để được tư vấn hỗ trợ về các quy định thủ tục xuất nhập khẩu hãy liên lạc với chúng tôi theo Hotline: 0985994560

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục