Quy trình xuất khẩu mũ cho các doanh nghiệp tham khảo

5/5 - (1 vote)

Mũ, nón là mặt hàng phổ biến và có tính ứng dụng cao trong đời sống. Hiện nay, các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam đã bắt đầu đón được xu hướng, nhu cầu về mũ nón trên thế giới và liên tục cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, thẩm mỹ tốt để mang đi xuất khẩu. Tại bài viết dưới đây, Vncomex sẽ giải đáp những thắc mắc hỗ trợ tư vấn và giải đáp những thắc mắc về vấn đề xuất khẩu mũ, nón.

Mã HS của mũ, nón

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã HS của mặt hàng đó. Dưới đây là mã HS để xuất khẩu mũ, nón.

  • Chương 65: Mũ và các vật đội đầu khác và các bộ phận của chúng
  • 6505 – Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí.
  • 65050090 – Loại khác
xuất khẩu mũ
Mã HS của mũ khi xuất khẩu là gì?

Mũ, nón có bị cấm xuất khẩu không?

Theo quy định hiện hành, mũ, nón không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, vì vậy nếu có nhu cầu, doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.

Thủ tục xuất khẩu mũ, nón gồm có những gì?

Để có thể xuất khẩu bất cứ ngành hàng nào sang nước ngoài, các doanh nghiệp đều cần phải chuẩn bị hồ sơ hải quan. Trong hồ sơ hải quan, doanh nghiệp xuất khẩu mũ, nón cần chuẩn bị một số giấy tờ như sau:

– Giấy giới thiệu: Để xác nhận về sản phẩm như các thông tin về chất liệu, số lượng hàng hóa, đơn giá,… Giấy giới thiệu là loại giấy tờ cần thiết để hải quan có thể nắm bắt được thông tin cơ bản về kiện hàng mũ, nón xuất khẩu của doanh nghiệp.

– Hóa đơn thương mại: Dùng để xác định công ty Việt Nam xuất khẩu với mục đích chính đáng.

Bên cạnh đó, hóa đơn thương mại sẽ giúp cho cục hải quan nắm bắt được số lượng hàng hóa mà doanh nghiệp xuất khẩu. Từ đó, loại bỏ được các tình trạng xuất khẩu lậu hay xuất khẩu không đúng mặt hàng.

– Xác nhận đặt hàng: Giấy xác nhận đặt hàng do bên nhập khẩu đối với hàng hóa để xuất khẩu ở Việt Nam. Loại giấy này cần thiết đối với một đơn vị muốn làm thủ tục hải quan xuất khẩu mũ, nón.
Trong giấy xác nhận đơn hàng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian đặt hàng, sản phẩm và thời gian bên xuất khẩu nhận được giấy xác nhận (dự kiến)..

xuất khẩu mũ
Những lưu ý khi xuất khẩu mũ nón

Tờ khai hải quan: Để có thể xuất khẩu mũ, nón qua đường hải quan, các doanh nghiệp cần hoàn thiện các tờ khai hải quan. Tờ khai hải quan sẽ được cung cấp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc trên cổng thông tin của cơ quan hải quan.

Tờ khai hải quan có vai trò đặc biệt quan trọng, có thể chứng minh hàng hoá đã được cơ quan có chức năng thẩm quyền kiểm tra và xác nhận được thông quan.

Giấy tờ về nguồn gốc nguyên vật liệu làm nên mũ, nón
– Thủ tục về nguồn gốc vật liệu làm mũ, nón bao gồm những giấy tờ sau:
– Định mức nguyên vật liệu làm nên mũ, nón.
– Tờ khai mua/nhập khẩu nguyên vật liệu làm mũ, nón

Ngoài ra, còn có thêm một số loại giấy tờ sau:

  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
  • Bill of lading (Vận đơn)
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp bên nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt)
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Về thuế suất xuất khẩu mũ, nón

Thuế xuất khẩu mũ, nón thông qua đường hải quan được xác định sau khi xác định được mã HS. Mức thuế xuất khẩu của các mặt hàng nói chung và mũ nón nói riêng được quy định cụ thể tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Đặc biệt, đối với các mặt hàng không có trong biểu mẫu, mức thuế suất xuất khẩu là 0%.

Địa điểm làm thủ tục xuất khẩu mũ, nón ở đâu?

Điều 17 của Luật hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định cụ thể về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:

Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu.
Đối với những trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

xuất khẩu mũ
Hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu mũ nón

Trong trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá xuất khẩu thì địa điểm do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

Cụ thể, ở Điều 4, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết về địa điểm làm thủ tục hải quan như sau:

Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ;
Trụ sở Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu: địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu…”

Bài viết trên đây của Vncomex đã hướng dẫn chi tiết cho bạn về thủ tục xuất khẩu mũ, nón. Tuy nhiên, đây mới chỉ là thông tin cơ bản nên để nắm rõ hơn về các thủ tục, chi tiết và đầy đủ nhất, bạn có thể liên hệ với chúng tôi.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục